Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng buồng trứng đa nang và mụn trứng cá - Phần 1

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn hormone khiến buồng trứng phát triển quá mức. Những nang nhỏ có thể hình thành trên các cạnh bên ngoài buồng trứng. Ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, PCOS có thể gây ra một số tác dụng phụ do hormone bao gồm mụn trứng cá.

Hội chứng buồng trứng đa nang và mụn trứng cá

PCOS, hormone và mụn trứng cá

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là vấn đề về nội tiết sinh sản phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Có tới 10% thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ đang sống chung với PCOS.

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân chính của PCOS. Cơ thể của bạn phụ thuộc vào các tín hiệu từ tuyến yên để tạo ra lượng estrogen, progesterone và testosterone thích hợp. PCOS phá vỡ các tín hiệu này. Nếu không có tín hiệu thích hợp từ tuyến yên, nồng độ estrogen và progesterone giảm, và nồng độ testosterone tăng lên. Điều này có thể ngăn ngừa rụng trứng và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Mụn trứng cá
  • Lông mọc trên mặt, ngực, hoặc lưng
  • Tăng cân hoặc khó giảm cân
  • Các mảng da sẫm màu ở mặt sau cổ hoặc các khu vực khác

Các nguyên nhân khác gây ra mụn trứng cá

PCOS chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây mụn.

Thông thường, mụn trứng cá là do:

  • sản xuất qúa nhiều dầu trên da.
  • tế bào da chết bị mắc kẹt sâu trong lỗ chân lông của bạn
  • vi khuẩn (chủ yếu là Propionibacterium acnes)
  • hormone dư thừa hoạt động quá mức

Mụn trứng cá cũng có thể do:

  • căng thẳng
  • thay đổi hormone, chẳng hạn như khi mang thai
  • sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid

Một số hành vi nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, ví dụ như:

  • không rửa mặt thường xuyên
  • không uống đủ nước
  • sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm gây bít lỗ chân lông

Các lựa chọn điều trị 

Thuốc trị mụn không kê đơn thường có thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh để giúp điều trị mụn trứng cá. Mặc dù các thành phần này có thể giúp giảm mụn, nhưng chúng thường không đủ để điều trị mụn trứng cá.

Điều trị mất cân bằng hormone là cách duy nhất để loại bỏ mụn trứng cá liên quan đến PCOS. Nếu bạn nghĩ rằng tình trạng mụn trứng cá của bạn có liên quan đến PCOS, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu của bạn. Họ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau đây.

Thuốc tránh thai đường uống

Thuốc tránh thai đôi khi được dùng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có tác dụng.

Thuốc tránh thai kết hợp là thuốc tránh thai duy nhất giúp ổn định mức độ hormone trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chúng thường chứa một hỗn hợp của ethinyl estradiol và một hoặc một số thành phần sau đây:

  • progestin norgestimate
  • drospirenone
  • norethindrone acetate

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai nếu bạn trên 35 tuổi hoặc có tiền sử:

  • ung thư vú
  • có cục máu đông
  • tăng huyết áp
  • hút thuốc lá

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu điển hình của hội chứng buồng trứng đa nang

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm