Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hút thuốc trước khi hiến máu: được hay không?

Hiến máu là một món quà vô giá mà mỗi chúng ta có thể cho đi để cứu sống một ai đó khác. Có rất nhiều người đang cần được truyền máu để suy trì sự sống. Có một vấn đề rất nhiều người quan tâm liên quan việc hiến máu, đó là liệu rằng những người hút thuốc có thể hút thuốc trước và sau khi tham gia hiến máu được không

Các đơn vị tiếp nhận máu không có một qui định cấm hoàn toàn việc hút thuốc trước khi hiến máu, tuy nhiên có những khuyến cáo về việc hút thuốc sau khi hiến máu mà chúng ta cần phải lưu ý đề đảm bảo sức khỏe.

Hút thuốc

Lời khuyên được đưa ra rằng bạn không nên hút thuốc ngay sau khi hiến máu. Nếu bạn làm việc này, bạn sẽ tự làm tăng nguy cơ choáng ngất hay chóng mặt. Vì vậy, bạn hãy chờ ít nhất là 30 phút sau khi lấy máu rồi mới nên hút để đảm bảo tình trạng ổn định cho cơ thể.

Điều kiện tham gia hiến máu

Những người hút thuốc vẫn có thể tham gia hiến máu một cách hoàn toàn bình thường, nhưng chúng ta vẫn cần đảm bảo nhiều điều kiện khác. Điều kiện cơ bản cho những người tham gia hiến máu là phải cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, tuổi từ 18-60 tuổi, nằng ít nhất 42 kg với nữ và 45 kg với nam. Ngoài ra, tại điểm tiếp nhận máu, các nhân viên y tế sẽ có những kiểm tra nhanh một số chỉ số khác của cơ thể và hỏi về tiền sử liên quan của bạn. Những câu hỏi để tự sàng lọc trước khi hiến máu thường cấn thiết để xác định bạn có nguy cơ mắc một số căn bệnh cộng đồng hay lối sống hoặc tình trạng sức khỏe của bạn có ảnh hưởng đến sự an toàn của một đơn vị máu hay không. Bạn có thể sẽ không đủ điều kiện tham gia hiến máu nếu bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng máu vì sử dụng các chất kích thích bị cấm, hoặc đang mang trong mình một số bệnh như HIV, viêm gan, bệnh Chagas, v..v..

Trước khi hiến máu

Các ngân hàng tiếp nhận máu không có một khuyến cáo đặc biệt nào về hút thuốc trước khi hiến máu, nhưng có một số lời khuyên quan trọng cho bạn. Bạn nên uống thật nhiều nước, nghĩa là nhiều hơn bình thường trong ngày bạn dự định sẽ hiến máu. Khi đến điểm tiếp nhận máu, bạn nên mặc áo không có ống tay dài, hoặc ống tay dài dễ dàng xắn lên cao quá khuỷu tay. Trong ngày hoặc trong tuần trước hiến máu, bạn hãy tự bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu sắt như rau cải chân vịt, thực phẩm tăng cường tinh bột, hải sản, thịt, hoa quả sấy và trứng. Ngủ đủ giấc, tăng cường protein trong bữa ăn, đồng thời tránh caffein, rượu, các thức ăn nhiều chất béo ngay trước khi hiến máu là những điều bạn cần ghi nhớ. Nếu hiến máu lần đầu, nhớ đem theo giấy tờ tùy thân, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy liệt kê tên của chúng và nói với các nhân viên y tế tại điểm nhận máu.

Sau khi hiến máu

Ngoài việc tránh hút thuốc ít nhất 30 phút sau khi hiến máu, bạn cần ăn những suất ăn nhẹ nhiều đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết tại những điểm hiến máu, những người hiến máu sẽ được chăm sóc bằng suất ăn nhẹ có bánh ngọt hoặc nước ngọt sau khi hiến máu thành công. Bạn có thể dời điểm hiến máu khoảng 10 đến 15 phút. Những ngày tiếp theo, bạn vẫn nên uống thêm nhiều nước, khoảng 2 đến 3 ngày sau đó, tránh những hoạt động quá sức ít nhất 5 giờ đồng hồ sau khi hiến máu. Nếu bạn xuất hiện những hiện tượng chóng mặt kéo dài, dữ dội, buồn nôn, co thắt cơ hoặc đau ở cánh tay lấy máu, hãy liên hệ với trung tâm tiếp nhận máu để được tư vấn. Luôn nhớ rằng hút thuốc ngay sau khi hiến máu sẽ làm bạn dễ chóang ngất hơn nhiều.

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Livestrong)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm