Hoa sữa thuộc họ Aponyaceae có tên khoa học là Alstonia, có nhiều ở châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Australia…Tại Việt Nam, hoa sữa đi vào trong thơ ca, nó như là nét đặc trưng của Hà Nội. Hoa sữa còn được gọi với tên gọi khác như mùa cua, mồng cua…
Vỏ cây hoa sữa có chứa các alkaloids (amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra) như chất ditamine, echitenine và echitamine. Những chất này được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét thay cho Quinine.
Nước sắc vỏ cây hoa sữa có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1).
Ấn Độ là nơi sử dụng rộng rãi các chế phẩm của hoa sữa trong điều trị. Nhiều nghiên cứu trên động vật chứng minh dịch chiết của vỏ cây hoa sữa được sử dụng với các tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng sốt rét.
Ngoài ra, nó còn bảo vệ tế bào gan, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, giảm đau, chống loét đường tiêu hóa, chống oxy hóa (antioxidant), điều hòa miễn dịch, chống hen, điều trị viêm phế quản. Bởi lẽ, chúng có tác dụng giãn phế quản, chống dị ứng, làm dịu các tổn thương trên da và giảm các triệu chứng dị ứng trên da.
Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú. Ấn Độ còn sử dụng hoa sữa trong thành phần của thuốc đánh răng vì tác dụng sát khuẩn.
Trong Đông y, hoa sữa là một loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Vỏ cây hoa sữa có vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khát, triệt ngược, phát nhãn, kiện vị. Để thanh nhiệt và kích thích tiêu hóa chúng ta lấy vỏ cây hoa sữa đã phơi khô tán mịn sắc lấy nước uống, ngày uống 1-3g bột.
Ngoài các tác dụng trên thì vỏ cây hoa sữa còn có tác dụng chữa đau răng, chống lở loét bằng cách sắc thật đặc lấy nước để uống. Với những bệnh nhân bị nôn mửa thiếu máu do hóa trị liệu thì dùng 20g lá cây đã sao vàng sắc lấy nước để uống. Tác dụng của cây hoa sữa trong phòng và chữa bệnh là vô cùng đa dạng và cần được tiếp tục nghiên cứu.
Đối với một số người, hoa sữa có thể là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt đối với những bệnh nhân hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Mùi hoa sữa thoang thoảng giúp tạo nên mùi hương êm dịu, mật độ hoa sữa nhiều quá lại có mùi hắc rất khó chịu.
Hiện nay đã có tài liệu nói về độc tính của cây hoa sữa trên động vật thực nghiệm, chưa thấy trên người. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm độc trên người vẫn có thể xảy ra. Sử dụng các chế phẩm từ hoa sữa cần được sử dụng đúng nồng độ và liều lượng để mang lại lợi ích cho sức khỏe, không nên lạm dụng quá tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Mỗi năm, thế giới có khoảng 2,7 triệu trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có 140.000 người tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu về rắn độc ở Việt Nam còn ít được quan tâm.
Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.
Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.
Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.
Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.
Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.
Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.