Ngày 25/08/2022, tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “BÁO ĐỘNG THỰC TRẠNG THỪA CHOLESTEROL: HỆ LỤY VÀ GIẢI PHÁP”, với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, dinh dưỡng và tim mạch. Trong Hội thảo, Tổng Hội Y học Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo: Gần 50% người trưởng thành sống ở thành thị bị mỡ máu cao, trong đó, thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Đồng thời, trong khuôn khổ Hội thảo, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật một số hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tình trạng thừa cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu cao.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh: “Theo thống kê về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, rối loạn lipid máu, thường được biết tới với tên gọi mỡ máu cao gây ra gần 4.4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu và được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính không lây. Nhưng đáng lo ngại hơn, tại Việt Nam, theo thống kê, có đến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. Trong đó, thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này”. Mỡ máu cao đã và đang trở thành vấn đề báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng cộng đồng vẫn chưa được trang bị kiến thức đúng đắn, trong khi tình trạng này có thể dự phòng và kiểm soát được thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động.
Báo cáo tổng quan về tình hình mỡ máu cao, PGS. TS. Nguyễn Quang Dũng – Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội kiêm Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế, Bệnh viện Phổi Trung ương đã cập nhật một số xu hướng thay đổi về tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu, thừa cholesterol hiện nay trên thế giới, giải thích mối quan hệ giữa thừa cholesterol và tình trạng mỡ máu cao, đồng thời nhấn mạnh đến những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể gây ra đối với sức khỏe.
Báo cáo của TS. BS. Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật các khuyến nghị dinh dưỡng mới nhất dành cho người bị thừa cholesterol máu từ các tổ chức quốc tế cũng như tại Việt Nam. Báo cáo cũng đã phân tích cụ thể ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đến tình trạng cholesterol máu, từ đó đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn từng nhóm thực phẩm tốt cho người bị mỡ máu cao, đặc biệt là những thực phẩm có chứa Phytosterol và Gamma-Oryzanol, hai dưỡng chất đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu. TS. BS. Trương Hồng Sơn nhấn mạnh đến quan điểm sai lầm của người Việt cho rằng để giảm cholesterol, ngừa mỡ máu cao thì cần loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Đây là quan niệm không đúng vì chất béo là một nhóm chất thiết yếu mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày với hàm lượng hợp lý. Nhiều chế độ ăn tốt cho sức khoẻ trên thế giới cũng nhấn mạnh đến việc không cần thiết phải kiêng sử dụng chất béo hoàn toàn. “Thay vì loại bỏ, chúng ta cần chọn lọc nguồn chất béo có lợi cho sức khoẻ để nạp vào cơ thể. Cụ thể, nên hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… Thay vào đó, cần tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi - thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích; trong quả bơ, ô liu, trong các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương…Ưu tiên sử dụng các loại dầu ăn có chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol và Phytosterol vì còn có khả năng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm.”- TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết. Cũng trong báo cáo của mình, TS. BS Trương Hồng Sơn đã đưa ra gợi ý về thực đơn chuẩn LIGHT dành cho người bị mỡ máu cao, dựa trên 5 nguyên tắc: L - Lựa chọn chất béo có lợi; I - Ít tiêu thụ da mỡ, nội tạng động vật; G - Giảm muối khi nấu nướng; H - Hạn chế rượu, bia; T - Tăng cường rau xanh, ngũ cốc.
Sau khi được nghe trình bày 2 báo cáo khoa học về thực trạng thừa cholesterol và một số hướng dẫn dinh dưỡng dành cho người bị mỡ máu cao, các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã thảo luận và thống nhất một số điểm chính như sau:
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.