Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về ĐẠI DỊCH !

Sự lây lan tại thời điểm hiện tại của COVID-19 trên toàn cầu khiến nhiều người quan tâm đặc biệt về căn bệnh mới này. Một trong số đó là câu hỏi: vậy ĐẠI DỊCH chính xác là gì?

Sự lây lan của chủng virus corona mới có tên SARS-CoV-2 được chính thức khẳng định là ĐẠI DỊCH bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, khi mà căn bệnh này đã lây lan ra toàn cầu.

ĐẠI DỊCH là gì?

Theo định nghĩa của WHO, ĐẠI DỊCH được xác định khi đã lan sang ít nhất ba quốc gia không trong cùng một khu vực theo phân bố khu vực của WHO.

Khi một căn bệnh mới xuất hiện được cảnh báo, hầu hết chúng ta đều thiếu hoặc không có miễn dịch tự nhiên để chống lại nó. Điều này có thể gây ra sự lây lan đột ngột, đôi khi là nhanh chóng giữa người với người, trên khắp cộng đồng và có thể trên toàn thế giới. Cùng với đó, không có miễn dịch tự nhiên để chống lại bệnh tật đồng nghĩa với nhiều người có thể bị bệnh khi dịch bệnh lây lan.

WHO là cơ quan chịu trách nhiệm công bố sự xuất hiện của một đại dịch mới, dựa trên mức độ lây lan của bệnh được đánh phù hợp với 6 giai đoạn sau:

# Giai đoạn 1. Virus lưu hành trong quần thể động vật và không có ghi nhận về việc virus có thể truyền từ động vật sang người. Đây không được coi là một mối đe dọa và có rất ít nguy cơ để xảy ra đại dịch.

# Giai đoạn 2. Một loại virus mới, lưu hành trên động vật trong một quần thể động vật đã được ghi nhận là truyền từ động vật sang người. Loại virus mới này được coi là mối đe dọa và báo hiệu nguy cơ tiềm ẩn của đại dịch.

# Giai đoạn 3. Virus trên động vật đã gây bệnh trong một nhóm nhỏ con người thông qua đường lây truyền từ động vật truyền sang người. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người quá thấp để gây ra sự bùng phát trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là virus gây nguy hiểm cho con người nhưng không có khả năng gây ra đại dịch.

# Giai đoạn 4. Đã có sự lây truyền virus từ người sang người với số lượng đáng kể, dẫn đến sự bùng phát của cộng đồng. Kiểu lây truyền giữa người và người báo hiệu nguy cơ cao về một đại dịch đang phát triển.

# Giai đoạn 5. Đã có sự lây truyền của virus mới tại ít nhất hai quốc gia trong châu lục theo phân bố khu vực của WHO. Mặc dù chỉ có hai quốc gia bị ảnh hưởng bởi loại virus mới vào thời điểm này, tuy nhiên nguy cơ về một đại dịch toàn cầu là không thể tránh khỏi.

# Giai đoạn 6. Đã có sự lây truyền virus mới tại ít nhất một quốc gia khác trong nhiều hơn một châu lục theo phân bố khu vực của WHO. Đây được gọi là giai đoạn ĐẠI DỊCH và báo hiệu rằng một ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU hiện đang xảy ra.

Như bạn có thể thấy ở trên, đại dịch không nhất thiết phải được xác định bởi tốc độ phát triển cũng như lây nhiễm của chúng mà là do sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, hiểu được tốc độ phát triển của đại dịch vẫn có thể giúp các chức năng chuẩn bị sẵn sàng cho một sự bùng phát. Nhiều dịch bệnh bùng phát theo mô hình cấp số nhân. Điều này có nghĩa là chúng lây lan với tốc độ chóng mặt, và trong một khoảng thời gian cụ thể chỉ tính bằng ngày, tuần hoặc tháng.

Hãy lấy ví dụ về việc lái xe và nhấn bàn đạp ga. Ban đầu, bạn nhấn ga và bắt đầu di chuyển từ vị trí đứng im. Bạn càng nhất ga mạnh, bạn càng đi nhanh hơn - đó là sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Nhiều dịch bệnh như đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 dường như theo mô hình phát triển này.

Đối với một số bệnh cũng lây lan theo cấp số nhân nhưng với tốc độ chậm hơn, bạn có thể tưởng tượng nó giống như một chiếc xe duy trì tốc độ về phía trước - nó không tăng tốc độ trên quãng đường mà nó di chuyển.

Một ví dụ cụ thể về sự phát triển của đại dịch, là sự phát triển của dịch Ebola năm 2014. Theo một nghiên cứu cho thấy dịch Ebola năm 2014 dường như phát triển bệnh chậm hơn nhiều ở cấp địa phương ở một số quốc gia, mặc dù ở các nước khác cho thấy sự lan nhanh hơn hoặc theo cấp số nhân. Điều này giúp cho các cơ quan Y tế công cộng biết bệnh lây lan nhanh như thế nào, và có thể giúp họ xác định được những bước tiếp theo mà chúng ta cần hành động để làm chậm sự lây lan của nó.

Nhìn chung, ĐẠI DỊCH là thuật ngữ được sử dụng để xác định sự lây lan của bệnh. Đại dịch được xác định khi đã lan sang ít nhất ba quốc gia không trong cùng một châu lục theo phân bố khu vực của WHO.

Khi một căn bệnh mới xuất hiện, nó có khả năng trở thành đại dịch hay không phụ thuộc vào khả năng lây lan trên toàn thế giới. Đã có nhiều đại dịch bùng phát trong lịch sử gần đây, bao gồm đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, đại dịch SARS năm 2003 và hiện tại là đại dịch COVID-19.

Điều quan trọng nhất mà tất cả chúng ta có thể làm để chuẩn bị trước một đại dịch có thể xảy ra là tất cả chúng ta đều phải hành động và tuân theo từng bước thích hợp để có thể làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của nó.

Tham khảo thêm thông tin tại: 8 điều bạn cần biết về đại dịch cúm

 

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm