Virus corona chủng mới đang gây lo lắng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có bệnh lý nền như hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người bị hen suyễn, một bệnh lý khiến bạn khó thở hơn, thì khả năng mắc COVID-19 cũng sẽ cao hơn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) cho biết những người bị hen suyễn có thể có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 thể nặng, do bệnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp (ví dụ: mũi, họng, và phổi) và làm khởi phát một cơn hen. COVID-19 cũng có thể dẫn đến viêm phổi hay bệnh hô hấp cấp tính và tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn ở những người bị hen suyễn.
Hen suyễn là một bệnh lý viêm, và viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho bệnh trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân khi nhiễm COVID-19 có bệnh lý nền là hen suyễn có thể vừa phải trải qua hen chuyển biến nặng vừa gặp phải những tác động khác từ COVID-19.
Một số người mắc hen suyễn có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn vì họ thường xuyên sử dụng steroid, làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải sử dụng steroid dạng hít hoặc steroid đường uống để kiểm soát cơn hen.
Vậy những người mắc bệnh hen suyễn có thể làm gì để bảo vệ bản thân khỏi virus corona chủng mới và giảm nguy cơ mắc COVID-19?
Hãy nâng cao cảnh giác! Điều đó có nghĩa là bạn cần nghiêm túc tuân theo các hướng dẫn rửa tay đúng cách, khử trùng bề mặt, thực hành cách ly xã hội và tránh đám đông.
CDC đã công bố hướng dẫn bổ sung dành riêng cho những người mắc bệnh hen suyễn. Điều quan trọng là phải tuân theo những hướng dẫn cho người bị hen và dùng thuốc đúng theo quy định, theo hướng dẫn. Hơn nữa, nên đảm bảo rằng bạn có đủ thuốc kê đơn đề phòng tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn như ống xịt hen, cũng như chuẩn bị các thuốc không kê đơn đủ dùng trong 30 ngày - trong trường hợp bạn cần ở nhà trong một thời gian dài.
Trường Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI) cảnh báo rằng một số khu vực của Mỹ đang gặp phải tình trạng thiếu thuốc xịt albuterol, là thuốc xịt “cấp cứu” được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hen suyễn cấp tính hoặc cơn hen bằng cách làm giãn đường thở.
Nếu bạn bị hen và không thể sử dụng albuterol, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc khác, chẳng hạn như levalbuterol. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh việc sử dụng thuốc “cấp cứu” là sử dụng thuốc hàng ngày đúng cách ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe và nên ở nhà để tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen và nhiễm trùng.
Bên cạnh việc tránh các tác nhân gây hen suyễn, hãy làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt trong nhà mà bạn thường xuyên chạm vào, như mặt bàn, tay nắm cửa, tay cầm, công tắc đèn, nhà vệ sinh và bồn rửa. Lưu ý tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch có thể gây ra cơn hen.
Những cảm xúc mạnh cũng có thể làm khởi phát cơn hen, vì vậy hãy cố gắng giảm bớt lo lắng và căng thẳng. Điều đó không dễ dàng gì vào thời điểm hiện tai, khi cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của nhiều người. Để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn, CDC khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tin tức. Và khi bạn đọc các tiêu đề, hãy đảm bảo rằng đó là những nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như chính quyền địa phương và các trang truyền thông có uy tín.
Nếu bạn cảm thấy xuống tinh thần do căng thẳng hoặc cô đơn, hãy chia sẻ tâm sự với bạn bè, thành viên gia đình, bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn. Đừng quên các biện pháp bảo vệ sức khỏe chung đơn giản như ngủ đủ giấc, dinh dưỡng và uống đủ nước, và tập thể dục điều độ thường xuyên là quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 vấn đề khiến việc chống lại COVID-19 khó khăn hơn
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.