Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 vấn đề khiến việc chống lại COVID-19 khó khăn hơn

Nếu bạn có một số vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần, bạn có thể dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.

Dữ liệu ban đầu từ Trung Quốc, nơi diễn ra dịch COVID-19 đầu tiên trên thế giới, cho thấy một số người có nguy cơ cao bị biến chứng sức khỏe nghiêm trọng từ chủng coronavirus mới. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, đó là những người mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi và các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng. 

Dưới đây là lý do tại sao những vấn đề sức khỏe này làm tăng nguy cơ biến chứng COVID-19 và bạn nên làm gì nếu bị nhiễm virus. 

Bệnh tim

Những người mắc bệnh tim có xu hướng mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, tiểu đường và bệnh phổi, làm suy yếu hệ thống phòng vệ sức khỏe của cơ thể (bao gồm cả hệ thống miễn dịch) chống lại nhiễm virus. Các cơn sốt do COVID-19 tăng thêm áp lực cho nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, tăng áp lực với tim vốn đã yếu hơn bình thường, Viêm phổi, thường thấy khi nhiễm COVID-19, khiến phổi khó đưa oxy vào máu hơn. Điều này gây thêm gánh nặng cho trái tim. Thêm vào đó, tình trạng viêm do nhiễm trùng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu mà tim bơm máu vào. 

Vào tháng 2, một bản tin để cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ tăng COVID-19 tiềm ẩn trong đó có các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Bản tin khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tim mạch nên tiêm nhắc lại các loại vacine, bao gồm cả vaccine viêm phổi và cúm để ngăn ngừa các nguyên nhân gây sốt khác. 

Khuyến cáo người dân nên tập thể dục thường xuyên (tất nhiên là tập ở nhà) và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch trong đại dịch COVID-19. 

Bệnh hô hấp mãn tính

Các bệnh hô hấp mạn tính (CRDs), bao gồm hen suyễn và tăng áp động mạch phổi là những bệnh ở khí quản và cả những phần khác của phổi. Những người bị các bệnh hô hấp mãn tính cần đặc biệt thận trọng về coronavirus vì một trong những biến chứng có thể xảy ra là viêm phổi. Các bác sỹ cho biết viêm phổi làm tổn thương phổi, cơ quan mang oxy đến cơ thể. Ở những bệnh nhân đã mắc bệnh hô hấp mạn tính, viêm phổi, một bệnh đơn giản nhưng lại có thể gây ra tử vong. 

Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn của CDC về rửa tay, tránh tụ tập và các biện pháp phòng ngừa coronavirus khác, Quỹ COPD đã đưa ra thêm lời khuyên cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (như viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng), trong đó có nhắc đến việc dự phòng thuốc cho bản thân sử dụng ít nhất trong 30 ngày. Nếu một bệnh nhân cần thở oxy, họ nên liên hệ với nhà cung cấp của họ để tìm hiểu làm thế nào để chuẩn bị cho đợt bùng phát COVID-19 trong khu vực của mình. 

Bệnh tiểu đường

Tuần trước, nam diễn viên Tom Hanks đã tiết lộ trên Instagram rằng anh và vợ, Rita Wilson, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Hanks trước đó đã chia sẻ rằng anh ta mắc bệnh tiểu đường týp 2, điều đó có nghĩa là anh ta có nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm loại coronavirus mới. 

Điều gì làm cho coronavirus  trở nên nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường vậy? Đầu tiên, vì hệ thống miễn dịch bị tổn hại, cơ thể khó chống lại coronavirus hơn, Tổ chức Tiểu đường Quốc tế (IDF) tuyên bố virus cũng có thể phát triển mạnh khi mức đường huyết tăng cao. 

Những người mắc bệnh tiểu đường  thường có sự đáp ứng viêm rất cao trong cả cơ thể của họ, đó là một yếu tố nguy cơ khác. "Nếu bạn bị nhiễm virus, điều đó có thể dễ dẫn đến viêm phổi hơn, vì bản thân bệnh tiểu đường là một bệnh cơ hội cho viêm nhiễm".

Mọi người nên thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa trong đợt bùng phát COVID-19 (cho dù họ có đang mắc bệnh lý mạn tính nào đó hay không), và IDF cho biết điều đó còn quan trọng hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Với những người này cần rửa tay kỹ và thường xuyên hơn, tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, và tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng của bệnh hô hấp.

IDF cũng khuyến nghị các bước phòng ngừa bổ sung cho những người mắc bệnh tiểu đường. Việc theo dõi lượng đường trong máu nên được ưu tiên, bởi vì bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó hãy dự trữ sẵn lượng thuốc đủ dung trong vòng một tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 vị trí bạn nên vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm bệnh mùa dịch

 

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Uống sữa giả nguy hiểm như thế nào?

    Hiện nay trên thị trường đang tràn lan các loại sữa giả với đủ loại và đủ các lứa tuổi, chúng gây nên các tác động. Vậy uống sữa giả gây hại đến sức khỏe như thế nào? Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

  • 23/04/2025

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

    Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

  • 23/04/2025

    Ngày Thế Giới Phòng Chống Sốt Rét: Chung tay loại trừ bệnh sốt rét

    Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.

  • 22/04/2025

    Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

    Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

Xem thêm