Dây thần kinh tọa xuất phát từ hai bên của cột sống thắt lưng và đi qua xương chậu và mông. Sau đó, dây thần kinh chạy dọc theo mặt sau cẳng chân trước khi nó chia ở đầu gối thành các nhánh đi đến bàn chân. Cơn đau bắt đầu ở các rễ thần kinh nằm ở hai bên của cột sống thắt lưng sau đó sẽ truyền qua dây thần kinh chạy dọc theo chiều dài của mỗi chân từ mông xuống đến bàn chân. Cơn đau ở chân, được gọi là bệnh lý rễ thần kinh, thường nặng hơn đau lưng. Một số người ví nó như cơn đau mà bạn trải qua khi bị đau răng.
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm bị rách hoặc nứt và phình vào ống sống, nó có thể chèn ép dây thần kinh tọa. Thông thường, các triệu chứng sẽ hết trong khoảng sáu tuần, nhưng đối với một số người, cơn đau có thể kéo dài lâu hơn.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị được các chuyên gia phê duyệt đáng để thử.
Nắn chỉnh cột sống
Một nghiên cứu cho thấy 60% những người bị đau thần kinh tọa không thuyên giảm từ các liệu pháp khác và sau đó thử nắn chỉnh cột sống đã mang lại hiệu quả cho họ. Ở những người đáp ứng với nắn chỉnh cột sống lợi ích kéo dài đến một năm. Nắn chỉnh cột sống có thể giúp giảm đau và khôi phục khả năng vận động bình thường cho vùng bị thương, làm giảm viêm, thúc đẩy cơ chế chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.
Châm cứu
Bạn có thể thấy nhẹ nhõm ngay sau buổi châm cứu đầu tiên, mặc dù phải mất khoảng 12 buổi để thấy sự cải thiện. Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng đau thần kinh tọa được cải thiện khi châm cứu.
Yoga
Một nghiên cứu trên những người bị đau lưng mãn tính tập yoga trong 16 tuần đã thấy cơn đau giảm 64% và 77% có sự cải thiện tình trạng vận động. Mặc dù tác dụng của yoga đối với chứng đau thần kinh tọa chưa rõ ràng, nhưng các vận động nhẹ nhàng này có thể có lợi. Bằng cách tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt, một bài tập yoga có thể giúp những người bị đau thần kinh tọa di chuyển và hoạt động tốt hơn và làm giảm tính trầm trọng của cơn đau thần kinh tọa.
Massage điểm kích hoạt
Đừng mong đợi một buổi massage spa thư giãn nếu bạn bị đau thần kinh tọa. Trong trường hợp này, liệu pháp kích hoạt điểm là tốt nhất. Dây thần kinh tọa nằm bên dưới một cơ gọi là cơ hình lê, nằm bên dưới cơ mông. Khi cơ hình lê bị căng, nó sẽ chèn ép dây thần kinh tọa, gây ngứa ran và tê ở chân. Massage điểm kích hoạt tạo áp lực lên các vùng bị kích ứng và viêm, hoặc các điểm kích hoạt, trong cơ tháp chậu, cũng như các cơ ở lưng dưới và mông.
Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu
Xoa bóp tại chỗ
Thoa dầu chống viêm hai hoặc ba lần một ngày vào chỗ bị đau có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của đau thần tinh tọa
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Vì dây thần kinh tọa nằm sâu trong mông và chân nên chườm đá hoặc chườm nóng trên bề mặt cơ thể sẽ không làm dịu tình trạng viêm bên trong. Nhưng các phương pháp điều trị lâu đời này có thể làm giảm cơn đau xuống một mức độ. Bạn có thể thử phương pháp này nếu cần trong 15 phút.
Cây móng quỷ
Thuốc thảo dược cây móng quỷ là một chất chống viêm khá mạnh, hoạt động giống như ibuprofen và các loại thuốc tương tự để ức chế các chất gây viêm. Đối với chứng đau dây thần kinh tọa thì sử dụng cây móng quỷ có thể giúp người bệnh giảm đau
Thuốc giảm đau và giãn cơ
Dùng thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen có thể làm dịu cơn đau. Vì co thắt cơ gây đau cũng có thể đi kèm với thoát vị đĩa đệm nên đôi khi các bác sĩ kê toa thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng để giảm đau. Tuy nhiên các loại thuốc này sẽ không có tác dụng nếu tình trạng đau do áp lực lên dây thần kinh tọa.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn uống có thể chữa lành cơn đau mãn tính không?
Tiêm Steroid ngoài màng cứng
Những người bị đau dây thần kinh tọa không giảm trong vòng khoảng một tháng và những người không được điều trị bằng các liệu pháp khác có thể thấy cơn đau của họ thuyên giảm bằng cách tiêm steroid dưới hướng dẫn của tia X vào phần cột sống thắt lưng gần dây thần kinh tọa. Tuy nhiên vì những lo ngại về tác dụng phụ như giảm mật độ xương, các mũi tiêm ngoài màng cứng được giới hạn trong ba lần một năm.
Tập thể dục và Vật lý trị liệu
Di chuyển thường là điều cuối cùng mà những người mắc chứng đau thần kinh tọa muốn làm, nhưng điều quan trọng là phải hoạt động thể chất. Nằm trên giường khiến cơn đau có thể kéo dài hơn. Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến đĩa đệm và dây thần kinh, giúp loại bỏ các hóa chất gây viêm nhiễm. Bạn có thể đi bộ 15 đến 20 phút. Nếu quá đau, hãy thử bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước vì không có nhiều áp lực lên lưng khi bạn ở dưới nước. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập kéo giãn để phục hồi tính linh hoạt cho lưng hoặc các động tác tăng cường sức mạnh cho cơ trung tâm, giúp ổn định cột sống và giảm khả năng chấn thương tương tự.
Phẫu thuật
Sau 4 đến 6 tuần các triệu chứng không thuyên giảm, bệnh nhân có thể đủ điều kiện để phẫu thuật. Người đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã giảm đau và cải thiện chức năng vận động hơn 3 tháng sau đó so với những bệnh nhân không thực hiện và lợi ích kéo dài đến 4 năm.
Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.