Forbes tiết lộ xu hướng tiêu dùng thực phẩm thịnh hành nhất 2018
Ăn theo chánh niệm sẽ là xu hướng tiêu dùng thực phẩm hot nhất năm 2018
Theo Forbes, dưới đây là top 7 xu hướng tiêu dùng thực phẩm, xu hướng chăm sóc sức khỏe thịnh hành nhất năm 2018:
Xu hướng 1: Chánh niệm (Mindfulness)
Chánh niệm hiện được coi là “thần chú” để tiếp thị thương hiệu. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu đúng về chánh niệm?
Chánh niệm có mối liên quan mật thiết tới thiền định và giảm căng thẳng. Tức là thiền để tập trung để nâng cao nhận thức. Nó cũng có thể là một công cụ mãnh mẽ giúp bạn lựa chọn đồ ăn, cách thức ăn uống và cân nhắc những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe, môi trường.
Chánh niệm phản ánh thái độ của người tiêu dùng hiện đại - chủ yếu được dẫn đầu bởi thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn 1980 đến 2000) để thực sự hiểu về mọi thứ của một loại đồ ăn, thức uống đặc biệt. Điều này sẽ giúp ích lại cho các công ty thực phẩm (cho dù đó là một thương hiệu nhất định hoặc một nhà bán lẻ bất kỳ) bằng cách liên kết các giá trị của sản phẩm đồng thời kích thích tiêu thụ.
Xu hướng 2: Xúc giác (Tactile)
Đây cũng chính là xu hướng tiêu dùng thực phẩm thịnh hành từ năm 2015. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, đa giác quan là vũ khí bí mật tạo nên thành công: Các món ăn là bản giao hưởng của cấu trúc, hương vị, mùi vị, đặc biệt là cảm nhận khi chạm vào để kích thích các giác quan khác nhau của con người và mở rộng tâm trí người ăn.
Để kích thích cảm giác người tiêu dùng, các nhà cung cấp thực phẩm có thể quảng bá, phô diễn thực phẩm của họ với nhiều cách thức độc đáo, từ việc tạo ra các món ăn sặc sỡ như bánh kỳ lân, trình diễn đồ ăn trên sàn catwalk tới việc tạo ra các âm thanh kích thích phản ứng tự trị cảm giác Meridian (ASMR) để gây “cực khoái” não…
Bên cạnh đó, công nghệ in 3D thực phẩm ngày càng phát triển hứa hẹn mang lại những thực phẩm chiếm trọn cảm xúc của người tiêu dùng.
Xu hướng 3: Nông nghiệp (Farming)
Nông nghiệp là nơi xuất phát của hầu hết thực phẩm trên thế giới. Và nó đang ngày càng thay đổi. Đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9,6 tỷ người, trong đó 65% dân số sống ở khu vực thành thị. Đất đai, nước và môi trường sẽ chuyển biến theo hướng xấu đi, ảnh hưởng không nhỏ tới trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đừng quá lo lắng, những người nông dân hiện đại và thông minh sẽ đưa chúng ta vào một kỷ nguyên nông nghiệp mới bằng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Xu hướng 4 và 5: Lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng và BioHacking
Dinh dưỡng có ảnh hưởng sâu sắc tới não bộ và các cơ quan cơ thể khác. Trong khi đó, BioHacking là quá trình thay đổi lối sống để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dựa trên DNA, chúng ta có thể xác định được loại thực phẩm nào cần thiết để chống/ngăn ngừa lão hóa. Với nhu cầu đó, ngành công nghiệp thực phẩm đã tung ra nhiều sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, đặc biệt là dinh dưỡng thể thao và ngũ cốc để giúp cải thiện các chức năng của các cơ quan cơ thể, kiểm soát bệnh mạn tính, quản lý rủi ro bệnh tật…
Xu hướng 6: Technofoodology và Trí tuệ nhân tạo
Đến năm 2020, sẽ có 55 triệu thiết bị thông minh được trang bị trong nhà của chúng ta. Điều này cho thấy rõ ràng mối quan hệ giữa internet và thực phẩm. Các thiết bị này sẽ kết nối với các cửa hàng trực tuyến. Tủ lạnh và tủ bếp thông minh sẽ đảm nhận việc tự động bổ sung các sản phẩm thiết yếu như khăn giấy hay đồ gia vị.
Xu hướng 7: Quảng cáo (Advertising)
Các quy tắc quảng cáo đã thay đổi đáng kể từ 1 thập kỷ trở lại đây. Công nghệ hiện đại cho phép chúng ta quảng cáp trên smartphone và các phương tiện truyền thông xã hội thay vì tạp chí và quảng cáo truyền hình.
Quảng cáo rõ ràng không chỉ nói về những gì người tiêu dùng muốn ăn, mà nó phải truyền đạt thông điệp về thực phẩm: Vấn đề dinh dưỡng, an toàn, có tốt cho sức khỏe không…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 1
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?