Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đo lượng đường trong đồ ăn thức uống

Các tế bào trong cơ thể cần đường để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường, bạn sẽ dễ bị béo phì, đái tháo đường type 2, sâu răng và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác.

Đo lượng đường trong đồ ăn thức uống

Đo lượng đường trong đồ ăn thức uống

Ăn nhiều đường gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Một thìa cà phê đường khoảng 4gr. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, chúng ta nên giảm lượng đường hàng ngày xuống 5% năng lượng hàng ngày, tương đương với 6 thìa cà phê đường.

Để kiểm soát lượng đường ăn vào, bạn cần biết lượng đường có trong thực phẩm ăn hàng ngày, cả thực phẩm tự nhiên và thực phẩm đã chế biến.

Chocolate và nước ngọt chứa bao nhiêu đường?

Một thanh chocolate sữa khoảng 44gr có chứa 5,75 thìa cà phê đường. Một lon nước ngọt có thể chứa từ 6,9 – 13 thìa cà phê đường.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đã xác định mối liên quan giữa uống nước ngọt mỗi ngày và nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường.

Đo lượng đường trong đồ ăn thức uống - Ảnh 1

Lượng đường có trong trái cây tươi

Trái cây tươi không được bổ sung thêm đường, nhưng bản thân chúng cũng có chứa một lượng đường nhất định, loại đường này gọi là fructose.

(*Trên 100gr)

Xoài - 3,2 thìa cà phê đường

Chuối - 3 thìa cà phê đường

Táo - 2,6 thìa cà phê đường

Dứa - 2,5 thìa cà phê đường

Nho - 4 thìa cà phê đường

Chanh - 0,6 thìa cà phê đường

Kiwi - 2,3 thìa cà phê đường

Trứng - 2,3 thìa cà phê đường

Dâu tây - 1,3 thìa cà phê đường

Mâm xôi - 1 thìa cà phê đường

Việt quất - 1,7 thìa cà phê đường

Nham lê - 1 thìa cà phê đường

Cà chua - 0,7 thìa cà phê đường.

Các loại bánh và món tráng miệng chứa bao nhiêu đường?

Bánh cà rốt (1 miếng vừa): 3 thìa cà phê đường

Custard (1 phần vừa) - 3,25 thìa cà phê đường

Donut (có thêm mứt) - 3,5 thìa cà phê đường

Bánh trái cây (1 phần vừa) - 3,5 – 5 thìa cà phê đường

Kem (1 muỗng) - 3 thìa cà phê đường

Bánh bích quy (1 miếng vừa) - 5,5 thìa cà phê đường

Ăn nhiều đường thì sao?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã kêu gọi mọi người cắt giảm lượng đường vì các bằng chứng cho thấy nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

Béo phì: Các nhà khoa học tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa nhận thấy rằng ăn nhiều đường có liên quan đến chứng béo phì.

Bệnh tim: Nghiên cứu được đăng trên JAMA Internal Medicine cho thấy, ăn nhiều đường có liên quan đến tử vong do bệnh tim mạch.

Đái tháo đường type 2: Mặc dù đường không trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường, nhưng những người ăn nhiều đường hơn bình thường có thể bị thừa cân – đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:Các tên gọi khác nhau của đường trên nhãn thực phẩm

An An - Theo Healthplus/Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm