Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn cần biết khi sử dụng đường hóa học

Đường là một dạng cacbohydrate đơn giản, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường không có giá trị dinh dưỡng khác.

Sự khác biệt giữa đường tự nhiên và đường hóa học

Đường tự nhiên được tìm thấy trong toàn bộ các loại thực phẩm chưa qua chế biến như sữa, trái cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Một trong những dạng đường tự nhiên phổ biến nhất trong các loại trái cây là fructose. Ngoài ra một dạng đường tự nhiên thường được sử dụng khác là lactose có trong sữa.

Đường hóa học là đường được tìm thấy trong các loại thực phẩm đã qua chế biến. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể thêm cả hai loại đường tự nhiên (fructose) và đường đã qua chế biến (như siro ngô giàu fructose) vào thực phẩm chế biến sẵn. Loại đường bạn thêm vào thực phẩm khi nấu nướng ở nhà cũng là đường hóa học.

Ở Mỹ, trung bình một nam giới tiêu thụ 335calo (khoảng 21 thìa) đường hóa học mỗi ngày.Và tỉ lệ đó ở phụ nữ là 239 calo (khoảng 15 thìa).

Tại sao lại thêm đường hóa học vào thức ăn và nước uống?

Đường hóa học có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhưng nó phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ví dụ, đường hóa học có thể:

  • Cải thiện hương vị, màu sắc hoặc kết cấu của thực phẩm.
  • Giữ thạch và mứt khỏi hư hỏng.
  • Giúp lên men khi chế biến bánh mì và rượu.
  • Giữ thực phẩm nướng được lâu hơn.

Những nguồn thực phẩm chính chứa đường hóa học:

  • Đồ uống có đường (như nước có ga, nước giải khát, nước tăng lực và nước ép).
  • Kẹo
  • Bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh gato,…
  • Đồ tráng miệng từ sữa (như kem và sữa chua có đường)

Tại sao việc giới hạn đường hóa học trong chế độ ăn lại quan trọng?

Nếu bạn ăn hoặc uống quá nhiều đường hóa học có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe bao gồm sâu răng, béo phì, tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, tăng cholesteron máu và các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường hóa học, bạn sẽ giảm cảm giác ngon miệng với các thực phẩm tốt cho sức khỏe.Ví dụ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống nhiều đồ uống có đường sẽ giảm lượng sữa tiêu thụ hàng ngày. Sữa cung cấp canxi, protein và các vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.Đồ uống có đường cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng.

Lượng đường hóa học như thế nào được xem là quá nhiều?

Cơ thể của bạn cần một lượng calo nhất định mỗi ngày để cung cấp năng lượng.Hãy nghĩ về điều này như mục tiêu calo hàng ngày của bạn.Những người khác nhau thì có nhu cầu calo khác nhau.Ví dụ, vận động viên lớn cần nhiều calo hơn trẻ em hoạt động.

Hầu hết lượng calo bạn ăn hay uống vào được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, đường hóa học trong thực  phẩm chứa rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Năng lượng được cung cấp từ đường hóa học thường được gọi là năng lương rỗng. Một lượng nhỏ năng lượng rỗng trong khẩu phần ăn là chấp nhận được, nhưng bạn có thể tăng cân nếu tiêu thụ quá nhiều năng lượng rỗng.

Tại Mỹ, khuyến nghị đã được đưa ra nhằm giới hạn năng lượng rỗng tiêu thụ hàng ngày. Lượng giới hạn dựa trên tuổi và giới tính. Ví dụ, phụ nữ 31 đến 50 tuổi sử dụng không quá 160 calo (khoảng 10 thìa đường) năng lượng rỗng mỗi ngày, nam giới 31 đến 50 tuổi sử dụng không quá 265 calo năng lượng rỗng mỗi ngày (khoảng 17 thìa đường). Nên chú ý giới hạn năng lượng rỗng cho người ít vận động thể lực (hoạt động thể lực dưới 30 phút mỗi ngày) (những hoạt động thể lực ở mức vừa phải như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu dưới nước).

Làm cách nào để biết lượng đường hóa học có trong thực phẩm?

Kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên hộp thực phẩm. Các nhà sản xuất thực phẩm không có danh sách lượng đường tự nhiên và đường thực phẩm riêng trên nhãn mác.Tuy nhiên, bạn có thể thấy tổng lượng đường có trong thực phẩm đó.

Bạn cũng có thể kiểm tra danh sách thành phần, có ghi kèm theo lượng giảm dần. Bạn có thể xem phía dưới hộp danh sách các loại của đường hóa học, nó có thể xuất hiện trên nhãn thông tin dinh dưỡng.Nếu một trong các loại đó có số lượng cao, thực phẩm có thể chứa lượng lớn đường hóa học.

Đường có thể xuất hiện ở nhiều dạng:

  • Siro (siro ngô,..)
  • Đường nâu
  • Nước ép hoặc siro đóng hộp
  • Đường trong bánh kẹo
  • Fructose, glucose, lactose, mantose,…
  • Mật ong

Trên nhãn thông tin dinh dưỡng ghi 40gam đường trong một phần.Điều đó có nghĩa là gì?

Những thông tin trên nhãn thông tin dinh dưỡng có thể gây bối rối. Khi bạn đọc lượng đường mỗi khẩu phần, hãy nhớ rằng:

  • 1gam đường bằng 4 calo.
  • 4gam đường bằng 1 thìa đường.

Nếu trên nhãn thông tin dinh dưỡng nói thực phẩm chứa 40gam đường có nghĩa là nó chứa 10 thìa đường và 160 calo.

Những điều cần làm để tránh tiêu thụ nhiều đường hóa học trong chế độ ăn

  • Giới hạn hoặc cắt giảm kẹo, bánh ngọt và đồ tráng miệng chứa sữa.
  • Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng( như trái cây, rau củ, protein nạc và các loại ngũ cốc nguyên hạt) cho bữa ăn chính và phụ.
  • Bỏ qua đồ uống có đường và chọn nước lọc thay thể. 300ml nước uống có ga chứa nhiều hơn 8 thìa đường và hơn 130 calo.
  • Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn. Nó thường chứa lượng đường hóa học, tỷ lệ chất béo và muối cao.
  • Tìm kiếm công thức nấu ăn sử dụng ít đường khi bạn chế biến.
CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Family doctor)
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm