Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng. Nó gây nên nhiều ảnh hưởng nguy hiểm như tổn thương thận, suy gan, xuất huyết võng mạc, và tổn thương não.

Điều trị tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính là một dạng tăng huyết áp khá nghiêm trọng. Thường tăng huyết áp ác tính được định nghĩa là tăng huyết áp nguy hiểm xảy ra cùng với chảy máu bên trong võng mạc của cả 2 mắt và phù thần kinh thị giác phía sau võng mạc. Tăng huyết áp ác tính phải được điều trị nhanh chóng để tránh tổn thương các cơ quan nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể đều có nguy cơ tổn thương khi huyết áp tăng quá cao dưới dạng tăng huyết áp ác tính, nhưng thận, mắt và não là những cơ quan có nguy cơ cao nhất.

Thận đặc biệt nhạy cảm với tăng huyết áp và tổn thương thận vĩnh viễn là một biến chứng thường gặp ở tăng huyết áp ác tính không được điều trị. Hầu hết tổn thương ở cơ quan này là do vỡ các mạch máu nhỏ bên trong, là lí do tại sao xuất huyết võng mạc là một tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ác tính.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ác tính

  • Giống như tăng huyết áp nói chung, nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp ác tính vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Chi tiết việc tăng huyết áp ác tính bắt đầu như thế nào là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhiều năm, và trong khi bức tranh hoàn chỉnh vẫn đang còn xuất hiện dần dần, chúng ta cũng đã hiểu được một vài điều quan trọng:
  • Bệnh nhân trẻ tuổi hơn có nguy cơ cao hơn những bệnh nhân lớn tuổi, trái ngược với nguy cơ của tăng huyết áp thực sự.
  • Những người gốc Phi có nguy cơ cao hơn
  • Bất kì ai có tiền sử suy thận hoặc bị hẹp động mạch thận đều có nguy cơ tăng cao
  • Phụ nữ có thai mắc tăng huyết áp thai kì hoặc phụ nữ xuất hiện những biến chứng liên quan đến thai nghén (nhiễm độc máu do thai nghén) có nguy cơ cao hơn
  • Nhìn chung, tăng huyết áp ác tính khá hiếm, ảnh hưởng đến chỉ khoảng 1% số người mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên bản chất nghiêm trọng của bệnh khiến nó trở thành vấn đề quan trọng.

Triệu chứng của tăng huyết áp ác tính

Do tăng huyết áp ác tính ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan nhạy cảm trực tiếp với huyết áp (thận, mắt, não, hệ tim mạch), triệu chứng của bệnh thường liên quan đến những vấn đề ở những cơ quan đó. Ví dụ:

  • Nhìn mờ
  • Đau ngực
  • Co giật
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Yếu hoặc tê bì/kiến bò ở tay, chân hoặc mặt
  • Đau đầu
  • Khó thở

Những triệu chứng này không điển hình cho tăng huyết áp ác tính nhưng thường đi kèm với những tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc những vấn đề về thận. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào ở trên, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều trị

Những người bị tăng huyết áp ác tính nên được nhập viện để theo dõi sát sao và điều trị.

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở bệnh nhân cụ thể, nhập viện khoa hồi sức tích cực là cần thiết. Một số xét nghiệm máu sẽ được thực hiện, có thể vài lần để đánh giá tình trạng của thận và những cơ quan khác. Đôi khi, các xét nghiệm biến chứng có thể cần thiết, và siêu âm để xem hình ảnh tim, và những cơ quan khác cũng được thực hiện.

Nếu điều trị nhanh chóng, tăng huyết áp ác tính sẽ có tiên lượng tốt. Sau khi ra viện, bệnh nhân thường được kê thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thuốc ức chế men chuyển để giữ huyết áp được kiểm soát trong tương lai.

Tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của bạn

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm