Giấm táo điều trị nhiễm trùng tai?
Giấm táo là loại giấm được làm từ rượu táo hoặc táo tươi. Giấm táo được cho là có khả năng điều trị nhiễm trùng tai hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Theo đó, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2018 đã điều tra tác dụng kháng khuẩn của giấm táo. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 loài vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) và Staphylococcus aureus (S.aureus ) – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhiễm trùng tai. Họ phát hiện ra rằng giấm táo ức chế sự phát triển của cả hai loại vi khuẩn này.
Sau đó, các nhà khoa học chuẩn bị các mẫu vi khuẩn trộn với các tế bào miễn dịch. Họ cho một số mẫu này tiếp xúc với giấm táo và thấy rằng chúng ít có dấu hiệu viêm hơn những mẫu không được tiếp xúc với giấm táo. Điều này cho thấy rằng giấm táo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tác dụng của giấm táo trong điều trị nhiễm trùng tai vẫn đang gặp nhiều ý kiến trái chiều
Các nhà khoa học lưu ý rằng tác dụng kháng khuẩn của giấm táo một phần có thể là do thành phần acid axetic trong nó. Cụ thể, acid axetic có thể làm hỏng thành tế bào của vi khuẩn. Trong một nghiên cứu khác, giấm táo cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, ngay cả khi ở nồng độ thấp là 25%. Tuy nhiên, hiện nay chưa rõ liệu giấm táo có đặc tính kháng virus hay không.
Cho đến nay, nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của giấm táo đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều thực hiện trên vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Do đó, họ chưa đưa ra kết luận chắc chắn rằng giấm táo có hiệu quả tương tự đối với vi khuẩn trên cơ thể người hay không. Do đó, người bị nhiễm trùng tai không nên tự ý dùng giấm táo để thay thế các phương pháp điều trị y tế.
Các biện pháp giảm nhiễm trùng tai tại nhà an toàn
Theo chuyên gia, người bị nhiễm trùng tai có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây tại nhà để giảm triệu chứng, bao gồm:
Chườm ấm giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực và giảm đau
- Chườm ấm: Đắp khăn ấm lên tai giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu.
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) có thể giúp giảm đau và hạ sốt.
- Súc miệng nước muối: Trẻ lớn/người lớn súc miệng nước muối giúp làm dịu cổ họng và làm sạch các Eustachian - ống kết nối tai giữa với đường hô hấp trên (vi trùng phát triển trong các hốc mũi hoặc xoang có thể đi lên ống Eustachian và đi vào tai giữa).
Ngoài ra, một số loại thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Người bệnh nên hỏi dược sỹ để được tư vấn.
Khi nào người bị nhiễm trùng tai nên đến gặp bác sỹ
Nhiễm trùng tai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên đi khám bác sỹ nếu có biểu hiện:
- Sốt
- Có nước (mủ) chảy ra từ tai
- Các triệu chứng của nhiễm trùng tai kéo dài hơn 3 ngày
- Giảm khả năng nghe
Trường hợp này có thể cần dùng kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị y tế khác.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai