Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì sẽ xảy ra nếu không gội đầu thường xuyên?

Trên TikTok đang xuất hiện một xu hướng chỉ gội đầu vài tuần một lần để “luyện tóc” – giúp da đầu và tóc khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng phương pháp này có thể gây hại nhiều hơn có lợi.

“Huấn luyện tóc” - một phương pháp liên quan đến việc hạn chế gội đầu đã trở nên phố biến trên TikTok.

Tác hại khôn lường nếu lâu ngày không gội đầu

Khi bạn không gội đầu thường xuyên, dầu, bụi bẩn, các sản phẩm tạo kiểu (gel vuốt tóc, sáp vuốt tóc, gôm xịt tóc,…) và chất gây ô nhiễm có thể tích tụ trên da đầu. Điều này có thể gây ra các vấn đề như ngứa, kích ứng và viêm da đầu, dẫn đến rụng tóc.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 cho thấy tần suất gội đầu thấp có liên quan đến nguy cơ rụng tóc cao hơn. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy những người gội đầu 5 – 6 lần một tuần có da đầu khỏe mạnh hơn so với những người gội đầu ít hơn một lần một tuần.

Ngoài rụng tóc, không gội đầu thường xuyên cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da đầu. Khi da đầu bị tích tụ dầu, bụi bẩn và các chất khác, nó có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Một số loại nhiễm trùng da đầu phổ biến có thể xảy ra do không gội đầu thường xuyên bao gồm: Viêm da tiết bã nhờn; nấm da đầu;…

Tần suất gội đầu như thế nào là phù hợp?

Tần suất gội đầu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng tóc, tình trạng da đầu và mức độ hoạt động của bạn, cụ thể:

- Nếu bạn có mái tóc mỏng hoặc dầu, bạn có thể cần gội đầu thường xuyên hơn, chẳng hạn như mỗi ngày hoặc hai ngày một lần.

- Nếu bạn có mái tóc dày hoặc khô, bạn có thể có thể gội đầu ít thường xuyên hơn, chẳng hạn như ba hoặc bốn ngày một lần.

- Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc chơi thể thao, bạn có thể cần gội đầu thường xuyên hơn để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn.

Loại sản phẩm nào nên sử dụng khi gội đầu?

Loại sản phẩm bạn sử dụng khi gội đầu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tóc và da đầu của bạn, vì vậy:

- Nếu bạn có mái tóc khô hoặc hư tổn, hãy sử dụng dầu gội và dầu xả chứa các thành phần dưỡng ẩm như keratin (một loại protein chịu trách nhiệm cho sự phát triển và cấu trúc của móng tay, tóc và da) hoặc dầu dừa và không sử dụng sản phẩm chứa sulfat (hoạt chất tạo bọt có tính tẩy rửa cao).

- Nếu bạn có mái tóc xoăn, hãy sử dụng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc xoăn.

- Nếu bạn có mái tóc dầu, hãy sử dụng dầu gội chứa các thành phần giúp kiểm soát dầu thừa như tinh dầu cây trà.

Ngoài việc gội đầu đúng cách, bạn cũng có thể thực hiện một số cách khác để cải thiện sức khỏe tóc và da đầu của mình, bao gồm:

- Chải tóc thường xuyên để giúp phân phối dầu đều trên tóc.

- Sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc ít gây hại.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.

- Ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước.

Bên cạnh đó, với những người đang gặp các vấn đề với da đầu hoặc tóc nhiều gàu, rụng tóc, tóc dễ gãy..., thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn nên gội đầu bao nhiêu lần một tuần?

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm