Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì làm răng của bạn bị tổn thương?

Răng của chúng ta được tạo từ những mô cứng. Lớp men bao phủ bên ngoài của răng là tổ chức cứng nhất trong cơ thể. Nhhững thói quen không tốt, điều kiện sống và cả những tổn thương răng có thể dẫn đến việc bào mòn răng của bạn

Điều gì làm răng của bạn bị tổn thương?

Những biện pháp sau đây có thể  giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và nụ cười của mình:

Mài và nghiến chặt răng

Răng có chức năng cắn, và nhai, nhưng nếu cắn và nhai chặt và mạnh quá có thể gây tổn thương răng. "Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài, sự ma sát này sẽ làm lớp men răng và bề mặt răng bị mòn", Nha sĩ Kimberly Harms, nữ phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì cho biết.

Các nha sĩ gọi đây là "chứng nghiến răng", và nó đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trưởng thành. Chứng nghiến răng có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm, khi bạn đang ngủ. 

Một số nguyên nhân của chứng nghiến răng:

  • Tâm lý căng thẳng và lo âu: căng thẳng và lo âu có thể là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng và có thể làm bệnh nặng hơn.
  • Nắn chỉnh răng: việc nắn chỉnh răng có thể gây ra mài mòn răng và khiến cho bạn hay nghiến răng hơn.
  • Thuốc: một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hiện tượng này.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: thông thường chứng nghiến răng khi ngủ hay gắn bó với chứng ngưng thở khi ngủ. Khi điều trị dứt điểm chứng ngưng thở lúc ngủ thì chứng nghiến răng cũng sẽ chấm dứt.

Bạn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi việc nghiến răng và mài răng mình. "Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy rằng, người bệnh nghiến răng mà không hề biết mình đang làm điều đó", Bà Harms nói.

Nếu bạn tự nhận thức được mình đang nghiến răng, hãy chà đầu lưỡi lên phía sau răng cửa của bạn, hoặc đưa đầu lưỡi vào giữa hai hàm răng. 

Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ và nói với họ nếu bạn bị nhức đầu, đau mặt hoặc đau ở hàm. Nếu căng thẳng là nguyên nhân, bạn nên thư giãn bằng một số hoạt động như: tập thể dục, đi chơi với bạn bè hay tập hít thở sâu.

Nếu bạn nghiến răng vào ban đêm, nha sĩ có thể gợi ý để bạn dùng một loại dụng cụ bảo vệ miệng. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn dùng phương pháp trị liệu giấc ngủ, vì bác sĩ muốn theo dõi giấc ngủ của bạn để phát hiện những rối loạn trong giấc ngủ.

Răng sứt, mẻ, gãy hoặc vỡ

"Những vấn đề này bị gây ra bởi những tác động hoặc áp lực mạnh", Nha sĩ Eugene Antenucci, trường Nha sĩ tại Đại học NewYork (UNY) cho biết. Răng có thể sứt, mẻ khi bạn ăn đồ ăn hoặc cắn một vật cứng, như bánh mì giòn, kem, hay chiếc bút. Ngoài ra, va chạm trong khi tập thể thao hay bị tai nạn cũng có thể làm răng bạn bị tổn thương. Chấn thương trong thể thao chiếm đến 39% tổng số các loại thương tổn răng ở trẻ em. 

Nếu răng tiếp tục sứt, mẻ, gãy và vỡ, hãy làm theo những lưu ý sau đây để bảo vệ nụ cười của bạn:

  • Tránh ăn những loại thức ăn cứng như kem hay kẹo cứng. Không mở bao sản phẩm hoặc nắp chai bằng răng, thay vào đó, hãy dùng dụng cụ mở hay dùng kéo để cắt.
  • Một lỗ răng sâu hay vết răng hàn có thể làm răng của bạn không được chắc khỏe và rất dễ bị mẻ hoặc vỡ. Vì vậy, hãy sắp xếp đến gặp nha sĩ và kiểm tra răng của bạn, ít nhất 2 lần 1 năm.
  • Và nếu bạn hay chơi những môn thể thao mạnh, bạn nên tìm nha sĩ và yêu cầu một thiết bị bảo vệ miệng chuyên dụng. Các vận động viên không mang những dụng cụ bảo vệ khi tập luyện và thi đấu có nguy cơ bị chấn thương răng hoặc miệng gấp đôi so với bình thường.

Acid và sự mài mòn răng

Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ kiến thức hóa học trong chương trình phổ thông, rằng acid có thể ăn mòn các bề mặt. Và men răng cũng không phải là một ngoại lệ và đây là một số nguyên nhân khiến acid làm tổn thương đến miệng của bạn:

  • Thức ăn vàđồ uống acid: Những hoa quả chua họ cam chanh rất dễ gây hỏng men răng. Soda, nước chanh, đồ uống dùng trong thể thao hay nước uống bù năng lượng là những loại đồ uống gây hại nhất cho miệng của bạn.
  • Đường: Vi khuẩn trên răng của bạn sinh sôi rất tốt trên nền chất dinh dưỡng là đường ngọt. Chúng phát triển và tạo ra những chất acid độc hại và gây ra sâu răng.
  • Ợ chua: Ợ chua sẽ làm cho acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng.
  • Nôn mửa thường xuyên: Những nguyên nhân gây ra nôn mửa, như do tác dụng của rượu hay chế độ ăn uống bừa bãi, làm cho răng của bạn tiếp xúc với dịch acid của dạ dày nhiều hơn.

Hạn chế dùng các thức uống có đường và acid, giảm ăn các loại đồ ăn nhẹ mà bạn vẫn hay ăn và uống cả ngày. Khi bạn ăn những đồ ăn thức uống này thường xuyên sẽ làm cho răng bạn bị phá hủy bởi acid trong khoảng thời gian dài, dấn đến men răng bị bào mòn dần dần. Các nha sĩ khuyên rằng, sau khi ăn uống những đồ chứa nhiều đường hay acid, hãy súc miệng bằng một chút nước. Bạn cũng có thể nhai một chiếc kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt. Nước bọt của bạn chứa rất nhiều chất khoáng như Canxi hay Phosphat, những chất này có tác dụng tăng cường men răng và trung hòa acid.

Nếu bạn có dấu hiệu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nghiện rượu hay ăn uống bừa bãi, hãy đi khám để bác sĩ điều trị kịp thời cho bạn.

Và, đừng quên đánh răng sạch sẽ trong vòng 2 phút, ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng giàu Flo. Hoặc nếu có thể hãy sử dụng nước súc miệng giàu Flo, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chấn thương răng ở trẻ em: sơ cấp cứu ban đầu

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm