Dịch bệnh COVID-19 đang là mối quan tâm, lo ngại hàng đầu đối với cộng đồng, để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân các bệnh viện đều triển khai các biện pháp tăng cường công tác sàng lọc dịch bệnh.
Trong thời gian qua, Bệnh viện K đã rất chủ động, tích cực, trách nhiệm, thực hiện chặt chẽ công tác sàng lọc. Đặc biệt từ khi diễn biến bệnh càng phức tạp tại Hà Nội thì Bệnh viện càng triển khai những phương pháp chặt chẽ hơn, quyết liệt hơn để người bệnh và cán bộ nhân viên y tế yên tâm hơn khi đến khám, điều trị và làm việc tại bệnh viện.
100% người ra/vào bệnh viện đều phải khai báo y tế, thực hiện sàng lọc dịch bệnh
Ghi nhận tại các điểm chốt sàng lọc tại Bệnh viện K, có thể thấy người dân đến khám, người bệnh, người nhà đều phối hợp, vui vẻ thực hiện khai báo y tế.
Bệnh nhân Phùng Quang D. 54 tuổi, quê tại Sóc Sơn đang điều trị ung thư dạ dày tại Khoa Nội 3 chia sẻ: “Đến lịch truyền hóa chất, tôi được bệnh viện thông báo để trao đổi với bác sỹ trước khi lên điều trị. Thú thực là ban đầu cũng lo lắng vì dịch bệnh như vậy nhưng được bác sỹ tư vấn, hướng dẫn cụ thể, nên tôi yên tâm đến để tiếp tục thực hiện theo phác đồ điều trị. Bác sỹ có dặn dò khai báo y tế ở nhà nên tôi đã in sẵn ra điền hết các thông tin, đến viện chỉ nộp cho cán bộ y tế và kiểm tra sức khỏe là vào viện. Đến đây thấy các bác sỹ trực chốt sàng lọc kiểm tra kỹ càng như thế, tôi càng yên tâm điều trị.”
Bố trí camera tầm nhiệt để công tác sàng lọc đảm bảo thuận tiện, hiệu quả
Tại khu vực sảnh nhà A, cơ sở Tân Triều, Bệnh viện đã bố trí hệ thống camera tầm nhiệt, người đến sẽ được kiểm tra thông tin khai báo y tế, đo nhiệt độ tự động và nếu không có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được đóng dấu đã kiểm tra y tế để di chuyển trong khuôn viên bệnh viện.
Cán bộ y tế sẽ thuận tiện hơn chỉ cần khai thác thông tin yếu tố dịch tễ của người đến và kiểm tra bản khai y tế, giúp cho việc sàng lọc hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhằm hạn chế tối đa việc tập trung người đến đăng ký khám, chữa bệnh, Bệnh viện đã bố trí nhân lực và đưa ra thông báo đề nghị người đến khám đi lối riêng ở khu vực sảnh nhà A, người bệnh đến điều trị chỉ đi cùng 01 người nhà và đi lối vào sảnh nhà B. Điều này giúp cho các chốt sàng lọc không tập trung đông người, giảm thiểu tối đa yếu tố nguy cơ lây nhiễm.
Ngoài ra tại tất cả các khoa, phòng điều trị đều có nhân viên bảo vệ trực 24/24, yêu cầu xuất trình thẻ mới vào được khoa, người nhà không đến thăm tại bệnh viện từ 31/03 cho đến khi có thông báo mới.
Họp giao ban trực tuyến, đảm bảo khoảng cách trong các cuộc họp trực tiếp
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh hình thức họp trực tuyến… là những chỉ đạo của Ban Giám đốc và Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại Bệnh viện K nhằm ứng phó trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới.
Hình thức họp này vừa đảm bảo công tác chuyên môn vừa tiết kiệm thời gian và quan trọng nhất là giảm thiếu tối đa nguy hại của việc tập trung đông người.
Thực hiện giờ ăn luân phiên tại căng tin bệnh viện, người bệnh không mua đồ ăn từ ngoài mang vào
Từ tháng 2/2020, Bệnh viện đã làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ tại nhà ăn, yêu cầu suất ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh cho cán bộ y tế và tất cả người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.
Để tránh tập trung đông người, bệnh viện cũng bố trí giờ ăn luân phiên tại nhà ăn hoặc các khoa cử cán bộ y tế xuống lấy các suất ăn và giao cho từng người bệnh.
Đây là hành động thiết thực cho thấy Bệnh viện luôn quan tâm, chia sẻ từ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người bệnh và cán bộ y tế.
Bố trí sẵn sàng khu vực dã chiến ngay trong khuôn viên bệnh viện, bổ sung 04 container phục vụ công tác khám, cách ly
Bệnh viện đã tận dụng nhà lưu trú và khu vực xung quanh để bố trí bệnh viện dã chiến cùng 04 container dành riêng cho khám, cách ly người bệnh. Đây là biện pháp dự phòng cho thấy bệnh viện sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu do diễn biến dịch bệnh.
Ngoài 2 container được bố trí ở khu vực khám bệnh nhà A, 04 container đã được bổ sung và lắp đặt đầy đủ trang thiết bị y tế, bố trí giường bệnh, nhà vệ sinh theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế.
Sàng lọc và cách ly, bố trí đội ngũ y tế chăm sóc cho người bệnh có yếu tố dịch tễ, đặc biệt là chuyển đến từ Bệnh viện Bạch Mai.
Cùng với đó, dù trong tâm lý lo lắng bởi dịch bệnh diễn biến khó lường, nhưng tinh thần của nhân viên y tế Bệnh viện K luôn toàn tâm chăm sóc cho người bệnh.
Như vậy với việc sàng lọc ngay từ cửa ra vào bệnh viện, khảo sát tờ khai y tế với tất cả người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế, bố trí khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến, bổ sung container khám và cách ly; đề nghị không đến thăm người bệnh, triển khai họp và tập huấn trực tuyến, đảm bảo an ninh cũng như công tác vệ sinh; tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người bệnh đến khám...
Tất cả đều được bệnh viện K triển khai trên tinh thần quyết liệt để đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp hiện nay. Bệnh viện K đồng lòng, quyết tâm chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/4/2020
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.