Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi giao mùa. Những người không có tiền sử dị ứng vẫn có thể bị dị ứng thời tiết bất cứ đợt giao mùa nào trong năm. Hàng năm, đợt giao mùa thu đông và xuân hè là giai đoạn có nhiều ca dị ứng thời tiết nhất.
Biểu hiện thường gặp của dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết đặc trưng theo mùa. Tại các giai đoạn giao mùa, hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, dễ bị tác động bởi các tác nhân dị ứng. Hậu quả là một loạt các triệu chứng trên da, niêm mạc như:
Viêm mũi dị ứng: biểu hiện với các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất dịch chảy ra từ mũi thường là dịch trong.
Viêm kết mạc dị ứng: là phản ứng dị ứng xảy ra ở mắt. Các triệu chứng của viêm kết mạc do dị ứng thời tiết bao gồm: chảy nước mắt khó kiểm soát, ngứa mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt. Mắt có cảm giác rát và nhạy cảm với ánh sáng.
Nổi mề đay: đặc trưng bởi các nốt sần phù và mẩn đỏ, tập trung hoặc rải rác ở nhiều vùng da với kích thước khác nhau. Trong dị ứng thời tiết, mề đay có thể nổi khắp nơi, ban đầu rải rác sau đó lan ra toàn thân. Nổi mề đay trong dị ứng thời tiết có kèm ngứa khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng ngứa. Cảm giác ngứa do dị ứng thời tiết thường tăng lên vào chiều tối và đêm khi biên độ nhiệt thay đổi mạnh.
Mẩn, mụn ngoài da: Những mụn nước nhỏ li ti thường xuất hiện ở chân, tay sau đó có thể lan sang các bộ phận khác. Các mẩn, mụn này thường rất ngứa.
Viêm da dị ứng: do thay đổi thời tiết không đặc trưng và khó phân biệt với các bệnh lý khác. Viêm da dị ứng thường kèm với nổi mề đay và ngứa. Viêm da dị ứng có nhiều thể với các biểu hiện khác nhau như: phù nề trên da, da khô tróc vảy, da nổi mẩn ngứa ngáy. Một số trường hợp nặng có thể thấy chảy dịch trên da.
Các tác nhân gây dị ứng.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và lối sống sạch sẽ khoa học.
Chế độ ăn uống: Để phòng ngừa dị ứng thời tiết, bạn cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do vậy, điều căn bản nhất là nạp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể: Tăng cường protein trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn... Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả: rau cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót... Uống các loại nước trái cây: táo, lê, đào, cam, bưởi... Uống đủ lượng nước cần thiết: từ 1,5 - 2 lít/người/ngày. Bổ sung acid folic có trong bánh mỳ và đậu có chứa acid folic là 2 nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng. Tránh một số gia vị: mù tạt, ớt cay có thể gây kích thích niêm mạc mũi...
Nước hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C, có vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch, chống dị ứng thời tiết. Sử dụng nước hoa quả cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố gây dị ứng. Nước hoa quả lành tính, làm mát cơ thể, làm dịu các triệu chứng viêm do dị ứng thời tiết gây ra như: mề đay, mẩn, mụn, phù nề...
Chế độ luyện tập: Muốn tăng miễn dịch cho cơ thể khoẻ mạnh, không thể lười tập luyện thể thao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có tiền sử dị ứng thời tiết có thể giảm thiểu tần suất mắc bệnh nhờ tập luyện thể thao thường xuyên.
Tuỳ vào thể trạng và sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích như: đi bộ, đạp xe, chạy, bơi lội... Các hoạt động này giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức đề kháng và khả năng thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Giữ ấm cơ thể ngừa dị ứng thời tiết: Những người có tiền sử dị ứng thời tiết cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cơ thể khi đến các đợt giao mùa. Một số biện pháp giữ ấm cơ thể giúp thân nhiệt ổn định: dùng khăn quàng cổ (mỏng hoặc dày tuỳ thời tiết), ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày, tránh để mũi, mặt và chân tiếp xúc trực tiếp với gió liên tục.
Ngoài việc cải thiện sức đề kháng và khả năng thích ứng bằng chế độ ăn và tập luyện, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác. Để làm được điều này, cần lưu ý: vệ sinh cơ thể sạch sẽ; vệ sinh nhà cửa tránh bụi bẩn, ô nhiễm..., tránh xa phấn hoa, nấm mốc; vệ sinh cho vật nuôi.
Nếu phát hiện các triệu chứng sớm của dị ứng thời tiết, cần đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gãi, trầy xước dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da... khiến bệnh càng nặng thêm.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dị ứng vào mùa xuân: 5 sai lầm thường gặp.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.