Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng vào mùa xuân: 5 sai lầm thường gặp

Đừng đợi cho đến khi chứng dị ứng mùa xuân hành hạ bạn!

Dị ứng vào mùa xuân: 5 sai lầm thường gặp

Mùa xuân có thể trở thành “ác mộng” đối với những cơn sổ mũi, hắt hơi, khó thở của người bị dị ứng. Dị ứng theo mùa (dị ứng với bụi phấn, bụi cỏ…) phổ biến nhất trong các loại dị ứng, ảnh hưởng tới một trên năm người Hoa Kì với các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, tức ngực, hắt hơi, ngứa mắt và ngứa tai, áp lực ở xoang, khó ngủ và mệt mỏi. Thực tế, các triệu chứng này rất giống cảm thông thường, trừ việc nó kéo dài xuyên suốt hàng tháng trong một lần chứ không kéo dài vài ngày như cảm do virus.  

Nhiều người thường tìm đến các phương thuốc giảm triệu chứng nên dễ hiểu vì sao có rất nhiều các nhãn sản phẩm trên thị trường hứa hẹn điều đó. Nhưng theo ACAAI, sẽ không có loại thuốc nào dùng được cho mọi trường hợp.

Bạn nên tránh mắc phải những sai lầm phổ biến với bệnh dị ứng mùa xuân dưới đây:

#1: Nghĩ rằng chi càng nhiều tiền thì vấn đề càng dễ giải quyết

Có hàng trăm sản phẩm trên thị trường hứa hẹn giảm nhẹ bệnh dị ứng, và một và trong số đó phát huy tác dụng với những người khác nhau. Nhưng đôi khi, thuốc xịt mũi hoặc nước xúc miệng saline sẽ không có tác dụng đối với người bị kích ứng xoang, chẳng hạn. Nếu bạn thử hết thuốc này đến thuốc khác mà triệu chứng vẫn không giảm, hãy cân nhắc đến khám bác sĩ có chuyên môn về dị ứng, người sẽ gợi ý bạn một liều thuốc giúp chữa căn nguyên bệnh chứ không giải quyết mỗi triệu chứng.

#2: Không hiểu về “kẻ thù” của mình

Đôi khi mọi người điều trị triệu chứng dị ứng mà không biết họ dị ứng vì thứ gì, hoặc thật sự mình có đang bị dị ứng theo mùa không. Trong khi dị ứng theo mùa là thủ phạm chính ở thời điểm này trong năm, các nguyên nhân dị ứng khác cũng có thể gây ra triệu chứng. Nhiều người nghĩ rằng họ chỉ bị dị ứng theo mùa, nhưng sự thật họ bị dị ứng quanh năm. Hãy tìm bác sĩ dị ứng đẻ giúp bạn tìm ra kết hoạch điều trị thích hợp.  

Các tác nhân như mạt bụi, gián, khói thuốc hoặc thậm chí hương liệu tự nhiên trong nến, xịt tóc hoặc chất khử mùi có thể gây ra triệu chứng tương tự với dị ứng theo mùa. Hãy giặt giũ chăn màn trong nước nóng hai tuần một lần để đối phó với mạt bụi, sử dụng các phương pháp diệt côn trùng không độc và tránh các hương liệu tổng hợp. Bên cạnh việc gây dị ứng, chúng chứa chất nhựa hóa học liên quan đến rối loạn hormon và IQ thấp.

#3: Đợi cho đến khi triệu chứng nặng thêm

Nếu bạn bị dị ứng, tổ chức ACAAI khuyến nghị nên dùng thuốc dự phòng trước khi mùa xuân bắt đầu. Hãy lưu ý đến thời tiết – khi chuyển giao giữa mùa đồng và mùa xuân, phấn hoa và mốc sẽ giải phóng vào không khí.

#4: Cho phép tác nhân dị ứng lọt vào nhà

Một khi bạn tìm ra nguyên nhân của vấn đề sức khỏe và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, bạn nên thực hiện từng bước để tránh tác nhân dị ứng “hoành hành” trong ngôi nhà của bạn. Nếu bạn dị ứng với phấn hoa, đừng mở cửa sổ suốt ngày, nên tắm rửa ngay sau khi đi từ ngoài trời vào nhà. Nồng độ phấn hoa cao nhất vào khoảng giữa ngày, vì vậy đó là thời điểm bạn nên ở lại trong nhà.

#5: Tiếp tục sử dụng sản phẩm không thích hợp

Những người dị ứng với phấn hoa cũng có thể bị hội chứng dị ứng đường miệng, ảnh hưởng khoảng một phần ba người bị dị ứng theo mùa. Hệ miễn dịch của bạn nhận biết sự tương đồng giữa đạm trong phấn hoa và đạm ở một số thực phẩm, do đó sẽ kích thích phản ứng dị ứng. Chẳng hạn, nếu bạn dị ứng với phấn cây, bạn có thể nên tránh táo, anh đào, lê, mơ, kiwi, mận và hạt có dầu.(đôi khi nấu hoặc lột vỏ những thực phẩm này có thể tránh dị ứng).  

Mặt khác, nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm cụ thể thực sự giúp chữa lành dị ứng theo mùa. Súp lơ, cam chanh, cải và cải xoăn giàu hợp chất giúp cơ thể bạn đối phó với dị ứng.

Công thức súp từ The Green Pharmacy Guide to Healing Foods có thể giúp ích cho bạn:

Luộc một củ hành tây nguyên vỏ, cùng với một tép tỏi. Thêm ½ tách lá xắt và rễ thái hạt lựu của cây anh thảo (dạ thảo) (nếu không có thể thay bằng tinh dầu). Luộc hỗn hợp trong 3-5 phút, thêm một tách lá cây tầm ma và 1 tách cần tây thái hạt lựu, luộc thêm 3-10 phút. Bóc vỏ củ hành tây. Bạn có thể thêm những gia vị sau để món súp hấp dẫn: dấm gạo, tiêu đen, hành tây sống cắt hạt lựu, ớt, nghệ, bột cà ri hoặc hạt cần tây. 

Tham khảo thêm thông tin về bài viết 15 thực phẩm chống dị ứng vào mùa xuân

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Rodalewellness
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm