Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Các chuyên gia chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh đa xơ cứng là gì, nhưng cả các yếu tố về gen cũng như yếu tố về môi trường đều đóng vai trò quan trọng trong căn bệnh này.

12 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn sẽ xảy ra khi cơ thể bạn nhận nhầm và quay sang tấn công chính hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân chính xác của bệnh đa xơ cứng hiện vẫn chưa được biết rõ nhưng bệnh được cho là có sự phối hợp giữa yếu tố về di truyền cũng như yếu tố về môi trường. Dưới đây là 12 yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn.

Giới tính

Nhìn chung, bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn là nam giới. Và khác biệt về giới dường như đang có xu hướng tăng lên. Trước kia, tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng là 2 nữ giới: 1 nam giới, nhưng một vài nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tỷ lệ này đã đạt đến con số 4 nữ giới: 1 nam giới. Và mặc dù nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng bệnh lại thường biểu hiện nặng hơn ở nam giới.

Nơi bạn sống

Những người sống gần các cực của trái đất (ví dụ như tại Australia, New Zealand, một phần của Bắc Mỹ, Canada và Ai Len) sẽ có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn so với những người sống ở các quốc gia gần xích đạo. Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể là do vitamin D. Cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vậy, những người sống xa vùng xích đạo có thế sẽ sản xuất ra ít vitamin D hơn, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Lượng vitamin D

Thiếu vitamin D có liên quan đến một loạt các tình trạng bệnh, bao gồm cả bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, bệnh đa xơ cứng đôi khi cũng rất phổ biến ở những đất nước có nhiều ánh nắng mặt trời như Italy hay Hy Lạp. Nhiều chuyên gia cho rằng các yếu tố liên quan đến di cư và các yếu tố về môi trường có thể là nguyên nhân trong những trường hợp này.

Thời điểm bạn sinh ra

Nghe hơi lạ lùng, nhưng đúng là như vậy. Nếu mẹ bạn mang thai trong những tháng mùa đông thì nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng của bạn sẽ cao hơn. Hiện tượng này rất khó lý giải nhưng có thể là vì nếu bạn sinh ra trong những tháng mùa xuân hoặc cuối mùa xuân thì lượng vitamin D của mẹ bạn trong khi mang thai có thể cũng sẽ thấp hơn một chút. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người sinh ra vào tháng 4 sẽ có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn 9.4%, trong khi những người sinh vào tháng 11 sẽ có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng thấp hơn 11%.

Chủng tộc

Bệnh đa xơ cứng thường phổ biến ở những người da trắng hơn, đặc biệt là những người có gốc Bắc Âu. Một số nhóm người, ví dụ như người châu Phi, châu Á, người gốc Tây Ban Nha và người gốc Mỹ vẫn có khả năng bị bệnh nhưng nguy cơ bị bệnh của họ sẽ thấp hơn. Đối với một số nhóm người, thì thậm chí gần như không có ai mắc bệnh này cả, ví dụ như người Inuit, thổ dân Úc và người Maori ở New Zealand.

Bạn di cư từ khi còn nhỏ

Nếu bạn di cư từ khi bạn còn nhỏ, nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng của bạn sẽ thay đổi phù hợp với nơi định cư mới của bạn, cho dù bạn di cư từ nơi có nguy cơ bị bệnh thấp đến nơi có nguy cơ bị bệnh cao hay ngược lại. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn di cư trong độ tuổi từ 12 đến 15; sau tuổi dậy thì, thì việc di cư sẽ không ảnh hưởng đến nguy cơ bị bệnh của bạn. Nếu cha mẹ di cư từ các nước phương Đông đến Mỹ, thì cha mẹ và con sẽ được bảo vệ khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, thế hệ tiếp theo (thế hệ cháu) sẽ có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn. Điều này gợi ý rằng các yếu tố môi trường có thể đóng một vai trò nhất định.

Tình trạng hút thuốc lá

Tất cả chúng ta đều biết rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi và nhồi máu cơ tim. Nhưng rất ít người biết rằng, hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh đa xơ cứng. Những người hút thuốc lá và đã từng hút thuốc lá sẽ dễ mắc bệnh đa xơ cứng hơn những người chưa bao giờ hút thuốc. Bạn hút càng nhiều thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh càng cao (nếu bạn hút hơn 4 bao thuốc/ngày thì nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng của bạn sẽ tăng lên gấp 5 lần). Nếu bạn đã và đang hút thuốc, thì việc cai thuốc lá cũng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh của bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh đa xơ cứng sẽ tiến triển nhanh hơn ở những người mới hút thuốc lá gần đây.

Tuổi tác

Bệnh đa xơ cứng có thể được chẩn đoán ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 20 đến 50 tuổi, và trẻ nhỏ thường rất hiếm khi bị bệnh, mặc dù điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Rất nhiều loại vi khuẩn đã được nghiên cứu và cho rằng có thể là nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng, nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được rõ ràng. Tuy vậy, có một lượng lớn các bằng chứng cho thấy virus Epstein Barr (EBV) – virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn rất có thể liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Tạp chí Journal of the American Medial Association thấy rằng lượng kháng thể của virus EBV cao hơn ở những người bị bệnh đa xơ cứng (khoảng 95% số người bệnh đa xơ cứng bị nhiễm EBV vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng không phải tất cả đều biểu hiện triệu chứng). Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Wayne chỉ ra rằng, những người bị bệnh đa xơ cứng thường đã có tiền sử nhiễm virus EBV. Mặc dù chưa thực sự được chứng minh là mối quan hệ nhân quả, nhưng rõ ràng, có mối liên quan giữa virus EBV và bệnh đa xơ cứng.

Bạn mắc một bệnh tự miễn khác   

Các bệnh tự miễn thường sẽ phát triển theo nhóm bệnh. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mắc một bệnh thì rất có thể, bạn cũng sẽ phát triển nhiều bệnh tự miễn khác. Do vậy, điều này có nghĩa là nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hoặc mắc bệnh viêm ruột, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn một chút. Tuy nhiên, mối liên hệ này không mạnh như mối liên hệ giữa các bệnh tự miễn khác, ví dụ như lupus và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tiền sử gia đình

Mặc dù yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng, nhưng yếu tố gen cũng đóng một vai trò nhất định. Nếu người mẹ bị bệnh đa xơ cứng, thì người con sẽ có 5% nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Nếu người bố mắc bệnh, thì người con gái cũng sẽ có 5% nguy cơ mắc bệnh, nhưng người con trai sẽ có nguy cơ thấp hơn mức này. Các yếu tố gây bệnh tự miễn thường là sự phối hợp của nhiều yếu tố, cả các yếu tố về di truyền và môi trường. Nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng trong cộng đồng là 1/750, nguy cơ này sẽ tăng lên thành 1/40 nếu trong gia đình có người bị bệnh và sẽ tăng lên thành 1/4 nếu có anh chị em sinh đôi cùng trứng mắc bệnh.

Bạn bị căng thẳng quá mức

Căng thẳng có thể sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ của những trẻ đã tử vong sẽ có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn cha mẹ của những trẻ khác trong 10 năm tiếp theo, và nguy cơ bị bệnh của họ sẽ cao hơn gần gấp 2 lần, nếu cái chết của con họ là bất ngờ, ngoài mong muốn (ví dụ như bị tai nạn). Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu loại căng thẳng nào và căng thẳng đến mức nào thì sẽ dẫn đến việc hình thành bệnh đa xơ cứng hay làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Thông tin thêm về bệnh đa xơ cứng trong bài viết: 10 bệnh dễ nhầm với bệnh đa xơ cứng

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm