Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ đến khi trẻ đến trường trở lại.
Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng không đồng đều, nhưng một chế độ ăn cân bằng và đa dạng về dinh dưỡng giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của trẻ hiệu quả. Quỹ Dinh dưỡng Anh Quốc khuyến nghị, trẻ nhỏ cần bổ sung một số vi chất quan trọng với hệ miễn dịch sau vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Vitamin A
Vitamin A cần thiết với quá trình tăng trưởng và hệ miễn dịch của trẻ em
Trẻ nhỏ nên ăn ít nhất 2-3 loại trái cây giàu vitamin A và rau xanh mỗi ngày, kết hợp với chất béo để hỗ trợ hấp thụ vitamin A.
Thực phẩm giàu vitamin A và tiền chất của vitamin A gồm: trứng, phô mai, sữa, gan động vật, rau có màu xanh lá đậm, rau củ quả có màu đỏ cam (cà rốt, cà chua, xoài, đủ đủ, bí, khoai lang).
Vitamin B6
Vitamin B6 là vi chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đồng thời hỗ trợ các phản ứng sinh hóa của hệ miễn dịch.
Cha mẹ có thể dễ dàng bổ sung vitamin B6 vào chế độ ăn của trẻ với thực phẩm giàu vitamin này như: Thịt gia cầm, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu nành, chuối, quả bơ, các loại hạt.
Vitamin B12
Vitamin B12 có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật
Đối với trẻ em, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng trưởng chậm, kém phát triển, rối loạn hệ miễn dịch, nguy hiểm nhất là bệnh thiếu máu ác tính.
Để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể, cần bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, sữa, các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Vitamin C
Trẻ thiếu vitamin C có hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở đường hô hấp. Do cơ thể chúng ta không thể tạo ra hay dự trữ vitamin C, cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn của trẻ như: Trái cây họ cam, chanh, quả mọng, kiwi, rau họ cải, cà chua, ớt chuông…
Vitamin D
Ngoài việc cho trẻ hoạt động ngoài trời để tăng hấp thụ vitamin D từ ánh nắng, phụ huynh cũng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn của trẻ. Trứng, sữa và các chế phẩm, bơ, gan cá là nguồn vitamin D dồi dào cho bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể lựa chọn bột dinh dưỡng cho trẻ em, thức ăn chế biến sẵn, bột mì được tăng cường thêm vitamin D.
Folate
Folate là dạng vitamin B9 có trong thực phẩm tự nhiên, là yếu tố cần thiết cho sự hình thành hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và quá trình tăng trưởng của trẻ em.
Thực phẩm giàu folate bao gồm thịt đỏ, gan, các loại rau lá xanh (như rau bina, bông cải xanh và rau diếp), đậu bắp, măng tây, ngũ cốc và đậu.
Selen
Selen có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ
Với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu hụt nguyên tố vi lượng selen có thể ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng cho cơ thể.
Để chủ động bổ sung selen cho trẻ, cha mẹ cần thường xuyên thêm các thực phẩm giàu selen như: Rau mầm, tỏi, măng tây, nấm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, gan… vào chế độ ăn hàng ngày.
Kẽm
Tình trạng thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Nguồn kẽm chủ yếu đến từ thức ăn có nguồn gốc thực vật như thịt, cá, hải sản. Hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…) hay đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu kẽm, dễ hấp thu dành cho trẻ nhỏ.
Đồng và sắt
Chocolate đen là thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng đồng và kẽm
Cơ thể thiếu đồng và sắt có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, hiệu suất học tập và khả năng tập trung kém. Khi đó, trẻ cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch suy yếu.
Nguồn thực phẩm giàu sắt và đồng là gan, thịt đỏ, hạt họ đậu. Ngoài ra, nguyên tố vi lượng đồng còn có trong tôm cua và hải sản, rau lá xanh và chocolate đen.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách giúp bạn hạn chế tình trạng dị ứng vào mùa xuân
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.