Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn nhiều cá giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn của trẻ với ít nhất với hai phần cá, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi hay cá thu mỗi tuần giúp giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn. Nghiên cứu được thực hiện từ Đại học Queen Mary ở London (Anh), trên dữ liệu hơn 4.500 trẻ em được sinh ra từ những năm 1990 và được theo dõi từ lúc chào đời.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những trường hợp từng ăn ít nhất hai phần cá (loại cá giàu omega-3) trong độ tuổi từ 11 đến 14 có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp đe dọa tính mạng thấp hơn 50% so với những trường hợp đối chứng. Theo báo cáo, chỉ có khoảng 25% các bậc cha mẹ ở Anh cho rằng trẻ từ 11 tuổi trở lên nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần theo khuyến nghị. Các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 11 trẻ thì có 01 trẻ cần được điều trị bệnh hen suyễn. Con số này tương đương với 11 triệu trẻ tại quốc gia này.

Chế độ ăn cá béo thúc đẩy chức năng phổi tốt hơn

Theo các chuyên gia, hen suyễn là tình trạng bệnh mạn tính gặp phải nhiều nhất trong giai đoạn nhỏ tuổi, có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống kém. Nghiên cứu đo chế độ ăn uống của trẻ em và theo dõi trong nhiều năm để xem trong số những trẻ được theo dõi, trẻ nào mắc bệnh và trẻ nào không mắc bệnh.

Thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản được biết đến là rất giàu axit béo omega-3, tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tâm trạng và giảm các nguy cơ trầm cảm. Các loại cá béo có thể kể đến bao gồm cá ngừ tươi, cá trích và cá hồi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu đã chỉ ra rằng: ăn nhiều cá hơn trong giai đoạn trẻ nhỏ sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho trẻ, mặc dù không thể nói rằng nó có khả ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Hơn nữa, một nghiên cứu tại Thụy Điển đã xác nhận rằng ăn cá có thể ngăn chặn các cơn hen suyễn ở những người đã mắc bệnh. Trong khi đó, những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng trẻ em theo chế độ ăn Địa Trung Hải được bổ sung nhiều cá béo giúp mang đến khả năng chức năng phổi tốt hơn.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy rằng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể là liệu pháp điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra, thường xuyên ăn cá béo sẽ thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.

Tại sao bệnh hen suyễn làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim?

Hen suyễn có thể không trực tiếp gây ra cơn đau tim, nhưng theo các nghiên cứu cho thấy nó có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tình trạng sưng tấy của đường thở trong cơn hen suyễn có thể làm hạn chế sự lưu thông của oxy, ảnh hưởng đến lưu lượng máu.

Theo các nhà dị ứng và miễn dịch học, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng phổi và tim là hai cơ quan riêng biệt, nhưng sự thật là chúng có những ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh hen suyễn nặng có thể gây ra những căng thẳng cho tim và do đó tạo ra hai vấn đề: (1): không có đủ oxy để cung cấp cho cơ thể, kéo theo việc tim cần phải làm việc nhiều hơn để bù đắp; và (2): tim cũng không thể gửi máu có oxy lên não do thiếu oxy.

Tổng kết

Ăn nhiều các loại cá béo có chứa các acid béo omega-3 đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, và theo một số nghiên cứu, nó còn mang tới khả năng phòng ngừa tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ nếu trẻ được ăn cá đều đặn trong giai đoạn nhỏ tuổi. Ngoài ra, việc có một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ các thành phần cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ tiến triển các bệnh khi lớn lên.

Tham khảo thêm thông tin tại: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hen phế quản

 

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm