Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng sữa bò liệu có dị ứng sữa dê ?

Nhiều người băn khoăn rằng sữa bò và sữa dê loại nào dễ bị dị ứng, hoặc dị ứng sữa bò thì sữa dê có bị dị ứng?

Sữa, đặc biệt sữa động vật là thức ăn có thành phần dinh dưỡng đầy đủ từ xưa đến nay. Sữa bò và sữa dê, là hai loại sữa động vật phổ biến nhưng có gì khác nhau, nguy cơ dị ứng với hai loại sữa này như thế nào? Bài viết dưới đây của PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội; Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E; Chủ tịch Chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học giấc ngủ sẽ giải thích để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này,

Sữa là thực phẩm giầu dinh dưỡng được nhiều người lựa chọn.

Sữa dê chứa ít Lactose hơn trong sữa bò

Về mặt dinh dưỡng cơ bản sữa dê và sữa bò gần như tương đương nhau, các thành phần có trong sữa dê và sữa bò được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Thành phần

Sữa dê

Sữa bò

Calories

Protein

Chất béo

Carbohydrates

Đường

Cholesterol

Vitamin

170 Calories

9 Grams

10 Grams

11 Grams

11 Grams

25 Milligrams

Vitamin A và Kali

160 Calories

8 Grams

9 Grams

11 Grams

11 Grams

30 Milligrams

Selen, Vitamin B12 và Acid Folic

Ngoại trừ một ít sự khác biệt như trong sữa dê năng lượng nhiều hơn, có nhiều Vitamin A và Kali thì trong sữa bò lại có nhiều Selen, Vitamin B12 và Acid Folic.

Về thành phần Protein, trong sữa dê nhiều Protein hơn, tuy nhiên, Micro-Protein là một loại Protein không dễ tiêu hóa, lại thấp hơn ở sữa dê so với sữa bò. Hơn thế nữa, sữa dê chứa nhiều chuỗi Acid béo ngắn và trung bình nên dễ tiêu hóa hơn. Chính vì vậy, sữa dê về mọi mặt dễ tiêu hóa hơn so với sữa bò.

Thông thường sữa dê có thể được sử dụng cho trẻ, chỉ khi trẻ đến tuổi tập đi trở lên.

Đường ở trong sữa gọi là Lactose. Một số người, đặc biệt là người Châu Á, có hàm lượng Enzyme Lactase rất thấp, nên những người này, khi tiêu thụ sữa sẽ có các triệu chứng không thoải mái như: Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa v.v…

Trong y học gọi hiện tượng này là bất dung nạp Lactose. Sữa dê chứa ít Lactose hơn trong sữa bò, nên những người bất dung nạp Lactose (thiếu men Lactase) sẽ thấy dễ chịu hơn hoặc có các triệu chứng nhẹ hơn khi sử dụng sữa dê.

Tuy nhiên, sữa dê không hoàn toàn không chứa Lactose, nếu những người có triệu chứng bất dung nạp Lactose ở mức trung bình, nặng cũng không nên sử dụng loại sữa này.

Về mùi vị, sữa bò có mùi vị dễ chịu hơn so với sữa dê nên dễ được chấp nhận hơn ở trẻ. Mặt khác, sữa bò thông dụng hơn và có mức giá thấp hơn, nên đây cũng là một lợi thế của sữa bò so với sữa dê.

Dị ứng sữa bò rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Dị ứng sữa bò có dị ứng sữa dê không?

Đây là câu hỏi của nhiều người khi có trẻ bị dị ứng sữa. Vì trên thực tế dị ứng sữa bò rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Theo một nghiên cứu thì có khoảng 2-7% trẻ trong độ tuổi này có dị ứng với sữa, tỉ lệ này giảm dần khi trẻ lớn lên.

Nếu trẻ dị ứng sữa bò thì không nên sử dụng sữa dê thay thế, vì tỉ lệ mẫn cảm chéo giữa sữa bò và sữa dê rất cao. Mặc dù có hàm lượng Protein cao và dễ tiêu hóa hơn sữa bò, nhưng Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo sử dụng sữa dê thay cho sữa công thức, vì hàm lượng dinh dưỡng không giống nhau, hơn thế, nếu sữa dê không được tiệt trùng đúng cách rất dễ gây bệnh ở trẻ. Thông thường sữa dê có thể được sử dụng cho trẻ, chỉ khi trẻ đến tuổi tập đi trở lên.

Vậy sử dụng sữa nào cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ, là việc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu các thành viên trong gia đình có các biểu hiện không thoải mái khi sử dụng sữa.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dị ứng sữa - Để nỗi lo trở nên không đáng sợ.

PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm