Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi bộ có đốt cháy mỡ bụng không?

Bất kỳ hình thức tập thể dục nào cũng có thể giúp bạn đốt cháy calo và giảm mỡ, kể cả đi bộ. Việc đi bộ với tốc độ vừa phải trong khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày có thể giúp bạn bắt đầu giảm mỡ bụng.

Khi nhắc đến đi bộ, có lẽ bạn không hình dung ra đây là hoạt động đổ nhiều mồ hôi nhất. Vì vậy, bạn có thể ngạc nhiên khi biết mức độ hiệu quả của việc đi bộ trong quá trình giảm cân.

Tuy nhiên, đi bộ sẽ không giúp giảm mỡ tập trung vào một vùng nhất định nào đó trên cơ thể bạn. Không có bài tập thể dục hay chế độ ăn kiêng nào có thể giảm mỡ tại chỗ. Dẫu vậy, đi bộ có đốt cháy mỡ bụng không? Câu trả lời là có. Khi bạn duy trì lịch tập thể dục nhất quán (kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh), đi bộ có thể đốt cháy calo và giúp bạn giảm cân ở tất cả các vùng trên cơ thể, bao gồm cả vùng bụng.

5 mẹo đi bộ giảm mỡ bụng

Để giảm mỡ, bạn cần đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ, còn được gọi là tạo ra mức thâm hụt calo. Sử dụng một ứng dụng hoặc nhật ký thực phẩm, bạn có thể theo dõi lượng calo bạn thường nạp vào mỗi ngày. Sau đó, điều chỉnh bài tập và chế độ ăn uống của bạn để giúp bạn đốt cháy nhiều hơn một chút so với mức bạn ăn.

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để tính toán lượng calo của bạn để giảm cân? Bạn có thể tải xuống các ứng dụng trên điện thoại để thực hiện công việc tính toán lượng calo bạn nạp vào để bạn có thể tập trung và đạt được mục tiêu của mình.

Đọc thêm thông tin tại: Làm thế nào để giảm mỡ bụng ở đàn ông?

1. Biết bạn đốt cháy bao nhiêu calo khi đi bộ

Khi bạn đi bộ để giảm mỡ, số lượng bạn đốt cháy phụ thuộc vào cường độ và cân nặng của bạn. Đi bộ với tốc độ khoảng 6,4km/giờ, bạn có thể đốt cháy khoảng 175 - 189 calo trong nửa giờ. Bạn có thể cắt giảm khoảng 500 calo mỗi ngày một cách an toàn để bắt đầu đốt cháy chất béo (trung bình cần giảm 7700kcal để giảm được 1kg cân nặng). Trên thực tế có thể không đúng với tất cả mọi người, nhưng đây vẫn là một ước tính tốt.

2. Ưu tiên tính nhất quán

Mặc dù bạn có thể giảm mỡ bụng khi đi bộ, nhưng nó đòi hỏi một chút thời gian và công sức. Bạn có thể bắt đầu đốt cháy mỡ bụng với khoảng 20 - 60 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Sau khi theo dõi thói quen đi bộ trong khoảng thời gian 12 tuần, các nhà nghiên cứu của một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2014 từ Tạp chí Dinh dưỡng Tập thể dục & Hóa sinh đã phát hiện ra rằng những phụ nữ đi bộ ba lần mỗi tuần (mỗi lần từ 50 - 70 phút) đã giảm cân hiệu quả.

3. Tăng dần cường độ của bạn

Khi bạn đi bộ để giảm mỡ bụng, bạn có thể tăng khoảng cách bước chân, tốc độ hoặc độ dốc và sau đó giảm dần để tăng tổng lượng calo đốt cháy. Đi bộ bấm giờ hoặc sử dụng ứng dụng đi bộ là một công cụ tuyệt vời nếu bạn muốn đốt cháy nhiều calo hơn khi đi bộ. Nó có thể giúp bạn bám sát một tốc độ nhất định hoặc thậm chí là phạm vi của nhịp tim.

Đặc biệt nếu bạn mới đi bộ, hãy tăng khoảng cách từ từ. Bắt đầu bằng cách đi bộ 5 hoặc 10 phút mỗi ngày, sau đó thêm vài phút mỗi tuần. Bằng cách đó, bạn sẽ cho các mô liên kết của cơ thể nhiều thời gian để thích nghi với thử thách mới, giảm nguy cơ chấn thương.

Nếu lịch trình của bạn không cho phép đi bộ lâu hơn, thì đi bộ cách quãng là một cách khác để tăng tổng lượng mỡ đốt cháy của bạn. Xen kẽ giữa các quãng đi bộ ngắn, nhanh và các đợt hồi phục dài hơn là một lựa chọn bạn có thể thử. Việc tăng và giảm độ cao của bạn với một số ngọn đồi cũng sẽ làm tăng nhịp tim của bạn và cuối cùng là tổng lượng calo đốt cháy của bạn. Thử đi bộ trên đồi ngoài trời hoặc tập đi bộ trên máy chạy bộ dốc.

Đọc thêm thông tin tại: Mỡ bụng cứng và mỡ bụng mềm: Loại nào đáng lo ngại?

4. Thay đổi các bài tập của bạn

Bạn nên thay đổi số lần đi bộ của mình càng nhiều càng tốt, chuyển đổi giữa các quãng đường dài hơn và các khoảng thời gian ngắn hơn. Điều này sẽ giữ cho thói quen tập thể dục của bạn trở nên thú vị và rèn luyện cả quá trình trao đổi chất hiếu khí và kỵ khí để giảm cân. Nếu lịch trình của bạn cho phép, hãy thử thêm cả một số buổi tập luyện sức mạnh vào tuần của bạn.

Xây dựng cơ bắp thông qua rèn luyện sức mạnh có thể giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của bạn, đó là lượng calo bạn đốt cháy khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đối với những người mới bắt đầu, thậm chí chỉ 2 hoặc 3 ngày tập các bài tập rèn luyện sức mạnh toàn thân cũng là một điểm khởi đầu tốt. Nhưng khi bạn không có nhiều thời gian trong tuần, bạn có thể kết hợp các buổi đi bộ và rèn luyện sức mạnh thành một buổi tập luyện.

5. Đừng quên ăn uống lành mạnh

Việc kết hợp thói quen đi bộ thường xuyên của bạn với chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ giúp hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo. Bắt đầu với việc ăn nhiều trái cây, rau và các loại thực vật khác. Cho dù bạn đang ăn salad, rau lá hay hạt, những thực phẩm này đều chứa đầy chất dinh dưỡng như chất xơ sẽ giúp bữa ăn của bạn no hơn và thúc đẩy quá trình giảm cân.

Protein là một chất dinh dưỡng khác mà bạn sẽ không nên bỏ qua. Nó rất quan trọng để xây dựng cơ bắp săn chắc, giúp giảm mỡ bụng. Ưu tiên các nguồn protein nạc như thịt gà, cá, sữa ít béo và đậu nành.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm