Dễ dàng loại bỏ chất cực độc trong măng tươi
Có thể gây tử vong
Mới đây, cháu Lô Minh Đức, 9 tháng tuổi, con của chị Lữ Thị Hồng ở bản Cắm Nọc, xã Cắm Muộn, Quế Phong, Nghệ An vừa phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc măng tươi. Theo người thân của gia đình cho biết, trong lúc mẹ cháu đang thái măng tươi để làm thức ăn thì cháu Đức bò đến bên cạnh. Do mẹ đang mải làm nên không hay biết con trai mình dùng tay bốc bỏ măng vào miệng.
Sau đó không lâu, thấy con vã mồ hôi, da xanh, nôn trớ, khóc ngặt và biểu hiện khó thở nên chị Hồng hốt hoảng kêu người nhà đưa con đi cấp cứu. Theo các bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cho biết, may mắn cháu bé được đi cấp cứu kịp thời, nếu muộn không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đến thời điểm hiện tại, cháu bé đã tỉnh táo hơn, đang được truyền dịch giải độc và tiếp tục theo dõi.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa cho biết, đây không phải là lần đầu tiên có trường hợp bị ngộ độc măng tươi. Ngay trên địa bàn TP Hà Nội cũng từng ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc măng tươi do chế biến không đúng cách chứ không riêng gì ở các tỉnh miền núi.
Măng tươi là món ăn rất được ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở... Măng tươi chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, độc tố trong măng đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn nếu chế biến không đúng cách.
Theo Phó GS Thịnh, trong măng tươi có axit tự nhiên là Cyanide (-CN) hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc axit, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1mg/kg trọng lượng cơ thể. Nếu măng tươi chưa qua chế biến ăn luôn dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.
Khi vào đến cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng.
Acid Cyanhydric có thể gây ngộ độc, triệu chứng là khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng có thể dẫn đến tử vong. Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó.
Trong 100g măng tươi chưa luộc có 32 - 38mg HCN. Ở măng tươi đã luộc kỹ, lượng chất này còn 2,7mg. Đối với măng tươi ngâm chua là 2,2mg, ở măng tươi ngâm chua đã luộc kỹ là 10mg. Với liều 50 - 60mg (vào khoảng 200g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây tử vong, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...
Khi phát hiện những triệu chứng trên cần giúp người bị ngộ độc nôn hết những thứ vừa ăn được ra ngoài, có thể móc họng hoặc uống nhiều nước gây nôn nhanh chóng. Làm hô hấp nhân tạo ngay lập tức với các nạn nhân bị khó thở hay ngừng thở và nhanh chóng liên lạc với các trung tâm y tế hoặc bác sĩ gần nhất để được xử lý kịp thời.
Có thể dễ dàng loại bỏ
Cũng theo Phó GS Thịnh thì Cyanide có cả trong măng ngọt hay măng đắng. Phó GS Thịnh cho rằng, mọi người không cần phải quá lo lắng khi thưởng thức món ăn này, khi theo tính chất hóa học HCN có tính chất hòa tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Khi chế biến măng chú ý nên luộc măng và đổ bỏ nước của măng đi hoặc ngâm nước lâu thì chất độc cũng phai ra không còn độc cho người sử dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, mọi người có thể áp dụng những cách khử độc sau đây: Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
Bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi, cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch, măng sẽ không còn vị đắng và có thể đem chế biến món ăn.
Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và không nên sử dụng.
Thế nhưng, theo PGS Thịnh khuyến cáo thì ngay cả khi măng đã luộc kỹ, chúng ta cũng không nên dùng món măng thường xuyên. Tuyệt đối không ăn măng sống, nộm măng, hoặc uống nước măng tươi để chữa bệnh hoặc hạ sốt theo một số biện pháp dân gian. Nếu được hấp thụ thường xuyên, các độc tố có trong măng có thể gây ngộ độc mạn tính, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu. Măng là vị thuốc
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.