Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để cứu con, bạn hãy hỏi bác sĩ: "Hồng cầu của em có nhỏ không?"

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh Thalassemia được ví như một quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không có tiếng động nên nhiều người còn thờ ơ, chưa quan tâm thích đáng. Hãy tự bảo vệ giống nòi của bạn bằng câu hỏi "Hồng cầu của em có nhỏ không?"

 
Trẻ bị bệnh đang điều trị tại viện Huyết học và truyền máu trung ương.

Nỗi ám ảnh mang tên gen bệnh

Anh Đỗ Minh Cường sống tại Hà Nội có con trai 4 tuổi đang bị bệnh Thalassemia cho biết, hai vợ chồng anh biết nhau từ nhỏ vì gia đình ở gần, yêu nhau 10 năm mới kết hôn. Khi sinh được cậu con trai vợ chồng anh rất hạnh phúc. Căn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) nó ở quá xa với anh chị, cái tên chưa bao giờ anh chị nghe đến.
 
Tuy nhiên, khi bé được 4 tháng tuổi bắt đầu xuất hiện các biểu hiện ốm, vàng da và lách to. Lúc này anh chị cho con đi khám bệnh thì phát hiện bé bị bệnh tan máu bẩm sinh. Để duy trì sự sống, cháu phải truyền máu và thải độc sắt đến hết đời. Anh chị lần đầu nghe về bệnh tật của con đã sốc vô cùng. 
 
Hơn 3 năm nay cùng con đương đầu với Thalassemia, anh Cường cảm nhận được sự thiệt thòi của con khi sống liền với các đợt truyền máu. Đặc biệt, nỗi lo sinh những đứa con không khoẻ mạnh cứ đè nặng lên tâm trí của anh chị. Được bác sĩ tư vấn, năm ngoái anh chị đã sinh thêm một bé trai nữa. Lần mang thai này, anh chị đã cố gắng nghe tư vấn của bác sĩ để có thể phát hiện được gen bệnh sớm nhất. Thật may mắn, cháu khoẻ mạnh.
 
Thalassemia ở Việt Nam thực sự là quả bom nguyên tử đã nổ và mọi người đều không nghe thấy tiếng nổ của nó. Mỗi năm có thêm 2.000 trẻ mới sinh ra mắc bệnh và hiện có khoảng 20 nghìn người đang phải điều trị bệnh. Bệnh nhân cần máu để truyền và thải sắt. Mỗi năm sử dụng hết khoảng 480.000 đơn vị máu, bằng gần nửa số lượng máu cả năm của các bệnh viện.
 
Biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm, với các biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh Thalassemia thường chậm phát triển thể chất, có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, đến gia đình và toàn xã hội.
 
Thalassemia là căn bệnh về máu di truyền, bệnh để lại gánh nặng cho xã hội và gia đình. Một bệnh nhân bị Thalassemia điều trị đến năm 30 tuổi mất khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi năm tại Việt Nam phải chi 2000 tỷ đồng để điều trị bệnh này.
 
Trong khi đó, theo các chuyên gia, nếu phòng ngừa được thì chi phí phòng ngừa chỉ bằng 1/8 chi phí điều trị. Điều khó khăn nhất, căn bệnh này lại chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Xét nghiệm máu để xác định gen bệnh

Hiện nay, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang chăm sóc và điều trị khoảng 1.800 bệnh nhân Thalassemia, đến từ hơn 20 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc. Hằng năm, trung tâm đón tiếp và tư vấn cho hơn 5.000 lượt người từ khắp nơi trên cả nước. Nhiều phụ nữ mang thai đã được tư vấn về Thalassemia.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia – Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, hiện nay tại Việt Nam có 10 triệu người mang gen bệnh. Với những người mang gen bệnh nếu họ kết hôn với một người cũng mang gen bệnh thì tỷ lệ sinh con mắc bệnh là 25%, 50% đứa trẻ mang gen bệnh, 25% đứa trẻ khoẻ mạnh. Và cách để chấm dứt gen bệnh đó là làm xét nghiệm để biết mình có mang gen bệnh không. Nếu mang gen bệnh bác sĩ sẽ tư vấn đề sinh con không còn mang bệnh và gen bệnh.
 
Bác sĩ Hà tư vấn: "Để biết mình có mang gen bệnh hay không, để loại bỏ được gen bệnh ra khỏi dòng họ mình những người khoẻ mạnh chỉ cần làm xét nghiệm máu tổng hợp. Xét nghiệm này có thể làm ở bất cứ cơ sở y tế nào. Khi làm xét nghiệm chỉ cần hỏi bác sĩ “hồng cầu của em có nhỏ không?”. Hồng cầu nhỏ là một trong những yếu tố có thể mang gen bệnh. Một thao tác nhỏ này, chúng ta có thể biết mình mang gen hay không và có thể loại bỏ được gen bệnh không truyền lại cho đời sau.
 
Ở Việt Nam nằm trong vùng trũng về căn bệnh này. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía bắc, số người mang gen bệnh lên đến 40 – 49%. Ở các thành phố và tỉnh đồng bằng thì thấp hơn.

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam nhận định: "Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. 

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Thalassemia được ví như một quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không có tiếng động nên nhiều người còn thờ ơ, chưa quan tâm thích đáng. Để từng bước ngăn chặn Thalassemia, sự quan tâm và vào cuộc của các cấp, các bộ, ban, ngành là vô cùng quan trọng. 

Trong đó, việc triển khai chương trình Thalassemia quốc gia đóng vai trò then chốt hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và bảo vệ tương lai cho dân tộc Việt, nòi giống Việt”.

Phương Thúy - Theo Infonet
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm