Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau túi mật nên nằm nghiêng bên nào?

Túi mật là một cơ quan tiêu hóa nhỏ giúp dữ trữ dịch mật. Dịch mật sẽ được cơ thể sử dụng để tiêu hóa chất béo và thường sẽ được giải phóng từ túi mật vào ruột non. Khi dịch mật bị mất cân bằng, dịch mật có thể sẽ kết tinh thành các cục protein nhỏ được gọi là sỏi mật. Sỏi mật có thể gây tắc ống dẫn mật và gây ra cơn đau do túi mật. Đau do túi mật có thể gây ra các triệu chứng đau nghiêm trọng ở vùng bụng trên, cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ.

Nghỉ ngơi hoặc ngủ ở một vài tư thế nhất định có thể sẽ giúp bạn giảm được cơn đau do túi mật. Ngoài ra, còn có một số cách bạn có thể thử để làm giảm đau.

Ngủ nghiêng (bất cứ bên nào) có thể làm giảm cơn đau do túi mật không?

Khi bạn bị đau túi mật, bạn nên ngủ nghiêng về bên trái, vì khi ở tư thế này, túi mật sẽ được co bóp tự do và giãn ra cho đến khi tình trạng tắc nghẽn túi mật được điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc giảm đau sẽ giảm đi ở tư thế nghiêng trái nếu bạn bị đau túi mật.

Bạn nên tránh nằm ngủ ở tư thế nào?

Nếu bạn đang trải qua bất cứ loại đau túi mật nào, bạn cần tránh ngủ nghiêng về bên phải. Vì ở tư thế này, cả gan và túi mật của bạn đều nằm ở bên phải, do đó, ngủ nghiêng bên phải sẽ gây chèn ép túi mật và khiến sỏi mật khó thải ra hơn. Ngoài ra, nằm nghiêng phải cũng làm tăng thêm áp lực ở phía bên phải và sẽ khiến cơn đau do túi mật nặng hơn.  Bạn cũng nên tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp vì sẽ tạo cảm giác khó chịu.

Các giải pháp giúp làm giảm tình trạng đau túi mật?

Có rất nhiều giải pháp khác giúp làm giảm tình trạng đau túi mật do tắc nghẽn đường mật:

  • Khi nằm nghiêng bên trái, cố gắng chườm ấm để làm giảm đau và giảm áp lực. Bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc miếng dán nóng để chườm
  • Uống trà bạc hà cũng có thể giúp làm giảm cơn đau và giảm co thắt ở túi mật
  • Cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung magie hoặc pha hỗn hợp bột magie với nước ấm. Magie sẽ giúp làm rỗng túi mật và làm giảm cơn đau do túi mật.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đau túi mật có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần đi cấp cứu. Hãy gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau xảy ra đi kèm với cơn đau túi mật:

  • Đau nghiêm trọng ở bụng, kéo dài trong nhiều giờ
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Da hoặc mắt có màu vàng
  • Sốt và ớn lạnh
  • Phân có màu sáng
  • Nước tiểu có màu tối

Lời kết

Đau túi mật là một tình trạng khá phổ biến và thường có nguyên nhân là do sỏi mật làm tắc nghẽn ống dẫn mật. Nghỉ ngơi hoặc ngủ trong tư thế nằm nghiêng trái sẽ giúp kiểm soát cơn đau do sỏi mật nếu đường ống dẫn mật của bạn đang bị tắc.

Bạn cũng có thể thử một vài biện pháp tự khắc phục giảm đau tại nhà. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi cấp cứu ngay. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn lo lại về tình trạng sỏi mật và đau túi mật của mình.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn uống thế nào trước phẫu thuật cắt túi mật

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm