Các nguyên nhân gây đau túi mật
Túi mật là cơ quan nhỏ, nằm ở vùng bụng trên, bên phải, ngay dưới gan. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật, dịch lỏng giúp hỗ trợ tiêu hóa do gan sản sinh ra. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra cơn đau túi mật:
Do sỏi mật
Thông thường, khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra hormone để kích thích các cơ xung quanh túi mật co bóp, giúp tống đẩy dịch mật vào ruột non. Tuy nhiên, nếu có viên sỏi mật lọt vào các ống dẫn mật, gây tắc nghẽn, bạn có thể gặp phải các cơn đau túi mật (hay còn được gọi là cơn đau bụng do sỏi mật). Cơn đau túi mật dạng này thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Vị trí cơn đau túi mật thường ở vùng bụng trên, bên phải, nhưng cũng có thể lan tới vùng lưng dưới hoặc lên vùng xương bả vai. Một số người miêu tả cơn đau ở giữa bụng, ngay dưới xương ức.
Ngoài cơn đau túi mật, một số triệu chứng sau cũng có thể cảnh báo bạn đang có viên sỏi mật: Buồn nôn, nôn mửa, sốt nhẹ, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu, vàng da…
Cơn đau túi mật thường là do viên sỏi gây ứ tắc dịch mật.
Viêm túi mật
Khi viên sỏi mật làm tắc nghẽn các ống dẫn mật, dịch mật có thể bị ứ lại, dẫn tới tình trạng viêm túi mật. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể gây viêm túi mật, bao gồm: Có khối u, vấn đề về ống mật, một số tình trạng nhiễm trùng…
Các triệu chứng viêm túi mật có thể bao gồm:
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên, bên phải hoặc ở chính giữa bụng.
- Cơn đau lan tới bên vai phải hoặc lưng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Sốt.
Những triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt sau khi bạn ăn quá no, ăn quá nhiều chất béo trong bữa ăn. Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng như vỡ túi mật (thành túi mật bị rò rỉ), nhiễm trùng túi mật, hoại tử.
Nhiễm trùng túi mật
Nhiễm trùng túi mật là một tình trạng khác có thể xảy ra khi sỏi mật gây tắc nghẽn, ứ đọng dịch mật. Theo đó, dịch mật bị ứ đọng lại quá lâu có thể dẫn tới nhiễm trùng, gây nứt túi mật hoặc áp xe. Các triệu chứng nhiễm trùng túi mật có thể bao gồm: Đau bụng, sốt, khó thở…
Cơn đau túi mật nghiêm trọng có thể dẫn tới các biến chứng như viêm túi mật cấp, nhiễm trùng túi mật, viêm tụy… Do đó, bạn nên đi khám ngay nếu thấy cơn đau túi mật dữ dội, đi kèm các triệu chứng như vàng da, sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh.
Các cách giảm đau túi mật
Theo Johns Hopkins Medicine (Mỹ), bạn gần như không thể làm gì để ngừng cơn đau túi mật trong khi chúng đang diễn ra. Tuy nhiên, để giảm đau, bạn có thể thử chườm nóng bụng và chờ viên sỏi mật đi qua đoạn tắc nghẽn.
Nếu các cơn đau túi mật diễn ra quá thường xuyên, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc dùng thuốc làm tan sỏi mật hoặc tiến hành phẫu thuật cắt túi mật.
Để phòng ngừa cơn đau túi mật trong tương lai, bạn có thể thực hiện một số điều sau:
- Giảm bớt các thức ăn nhiều chất béo.
- Giảm cân từ từ (mục tiêu chỉ nên giảm từ 0,45 - 0,9kg/tuần) và duy trì cân nặng ổn định.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa vì nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
- Ăn nhiều các loại rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… giàu chất xơ.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Thử bổ sung magne để giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị sỏi mật.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.