Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau thắt ngực không ổn định

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về nhồi máu cơ tim. Và bạn sẽ có nguy cơ cao nếu có triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định.

Đau thắt ngực là tình trạng được đặc trưng bởi cảm giác đau tức, đè nén ở ngực. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở:

  • Vai
  • Cổ
  • Lưng
  • Cánh tay

Đau xảy ra khi không cung cấp đủ máu cho cơ tim.

Có một số loại đau thắt ngực. Đau thắt ngực ổn định xảy ra khi bạn hoạt động thể lực gắng sức hoặc cảm thấy căng thẳng, thường không tăng về tần suất và không xấu dần theo thời gian.

Đau thắt ngực không ổn định là loại đau ngực xuất hiện đột ngột và xấu dần theo thời gian. Nó dường như không rõ nguyên nhân, có thể là khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc thậm chí là đang ngủ. Cơn đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Do đó, cơn đau thắt ngực không ổn định là một cấp cứu và bạn nên đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Đau thắt ngực không ổn định là một dấu hiệu cho thấy động mạch trở nên rất hẹp và bạn có thể bị nhồi máu cơ tim. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim và đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân

Bệnh mạch vành gây lắng đọng các mảng bám ở thành động mạch là nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực không ổn định. Mảng bám làm lòng mạch bị hẹp dần và trở nên cứng lại. Tình trạng này cản trở lưu thông máu đến cơ tim. Khi cơ tim không có đủ máu và oxy, bạn sẽ cảm thấy đau ngực.

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành bao gồm:

Nam giới từ 45 tuổi trở lên và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị đau thắt ngực không ổn định hơn.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của đau thắt ngực là cảm giác khó chịu hoặc đau ngực, nhưng cảm giác này có thể thay đổi ở mỗi cá nhân. Đôi khi đau thắt ngực không ổn định chỉ gây ra những cảm giác này khi bạn đang bị nhồi máu cơ tim.

Những triệu chứng cảu đau thắt ngực bao gồm:

  • Đau chói hoặc cảm giác nén ép ở ngực
  • Đau lan ra xung quanh hoặc lan ra sau lưng
  • Buồn nôn
  • Lo lắng
  • Vã mồ hôi
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Nếu bạn bị đau thắt ngực ổn định thì nó vẫn có thể tiến triển thành đau thắt ngực không ổn định. Vì vậy, cần chú ý bất kì cơn đau ngực nào mà bạn cảm thấy cả khi nghỉ ngơi, kéo dài hơn bình thường, hoặc chỉ đơn giản là đau ngực khiến bạn cảm thấy khác bình thường.

Nếu bạn uống nitroglycerin (một loại thuốc làm tăng tưới máu cơ tim) trong cơn đau thắt ngực ổn định, bạn có thể thấy thuốc không có hiệu quả khi xảy ra cơn đau thắt ngực không ổn định.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bạn, trong đó bao gồm việc đo huyết áp. Họ cũng có thể làm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định đau thắt ngực không ổn định:

  • Xét nghiệm máu để tìm các dấu ấn sinh học của tim (troponin) và enzym creatine kinase (CK) rò rỉ từ cơ tim bị tổn thương.
  • Điện tâm đồ để đánh giá hoạt động điện của tim, tìm dấu hiệu của sự giảm tưới máu
  • Siêu âm tim
  • Test gắng sức để khiến tim hoạt động mạnh hơn và tìm ra cơn đau thắt ngực một cách dễ dàng
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch
  • Chụp mạch vành và thông tim

Bởi vì chụp mạch vành giúp cho bác sĩ nhìn thấy bất kì sự hẹp hay tắc nghẽn lòng mạch nào nên nó là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định.

Điều trị

Điều trị đau thắt ngực không ổn định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một trong những bước đầu tiên là bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống đông, ví dụ như heparin hoặc clopidogrel. Khi đó, máu của bạn sẽ chảy qua lòng mạch dễ dàng hơn.

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các thuốc khác để giảm triệu chứng của đau thắt ngực, đó là thuốc làm giảm:

Nếu bạn bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp lòng mạch nhiều, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các thủ thuật xâm lấn hơn như nong mạch vành hoặc đặt stent để mở rộng lòng mạch.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần làm phẫu thuật bắc cầu chủ - vành (chuyển hướng dòng máu để tránh tắc nghẽn và cải thiện lưu thông máu tới tim).

Về mặt lâu dài, bạn có thể cần thay đổi lối sống, bao gồm có một chế độ ăn lành mạnh, giảm căng thẳng, tăng cường luyện tập, giảm cân nếu bạn đang thừa cân, bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ bị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có những thay đổi phù hợp, đặc biệt là chế độ ăn lành mạnh và tập luyện.

Phòng bệnh

Một số giải pháp tự chăm sóc không liên quan đến y tế thường được khuyến cáo, đó là giảm cân, bỏ thuốc và tập luyện thường xuyên. Nó sẽ giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ có cơn đau thắt ngực trong tương lai.

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm