Dấu hiệu nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, những định hình về xã hội xung quanh chưa thể toàn diện có thể bị tác động chỉ từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
Nhiều gia đình có con ở độ tuổi từ 10-18 thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của con chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra.
Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ “nổi nóng” với tất cả mọi chuyện; nặng nề hơn là không kiểm soát được lý trí, suy nghĩ của mình. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Biểu hiện thường gặp nhất là các em dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc...); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.
Tips giúp phòng chống các biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì
- Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, các con nên tâm sự với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để tìm sự giúp đỡ.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe…
- Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, các mẹ hãy đưa con tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời nhé!
Thao khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh