Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cảnh báo gan đang mất dần chức năng

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, khi gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Nhận biết sớm dấu hiệu suy gan giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu bệnh gan bạn cần thận trọng.

Theo trang VeryWell Health, các chức năng của gan có thể được chia thành 4 loại chính: Tiêu hóa, làm sạch máu, hỗ trợ miễn dịch và đông máu. Các dấu hiệu gan suy yếu bắt đầu khi gan không thể thực hiện một trong các công việc của mình. Những dấu hiệu này sẽ khác nhau ở mỗi người.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo gan đang mất dần chức năng bạn cần lưu ý:

Ăn kém

Có 2 loại hormone kiểm soát cơn đói là leptin (giảm cơn đói) và ghrelin (tăng cảm giác đói). Ở người gặp các vấn đề về gan, nồng độ ghrelin không tăng như bình thường trước bữa ăn. Điều này sẽ khiến bạn ăn kém và ít hơn. Trong khi đó, việc sản xuất leptin tăng lên khi bị suy gan. Khi có nhiều hormone này, người bị suy gan sẽ ít thèm ăn hơn.

Các vấn đề về giấc ngủ

Giấc ngủ kém chất lượng thường là do sự thay đổi trong cách cơ thể xử lý các hormone melatonin và glucose (loại đường chính của cơ thể), giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và sản xuất ghrelin.

Thông thường, những người bị suy gan không thể thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả, từ đó gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Các vấn đề về nhận thức

Một trong những công việc của gan là loại bỏ độc tố khỏi máu. Nếu những chất độc như amoniac, không được loại bỏ thì hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm chức năng não, trí nhớ kém, lú lẫn và mất phương hướng.

Ngứa da

Ngứa là triệu chứng của bệnh suy gan mà chỉ một số người gặp phải. Các vấn đề về gan có thể gây ngứa ở bất cứ đâu nhưng phổ biến hơn ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở một trong các chi. Người bệnh có thể ngứa ở một chỗ hoặc khắp cơ thể.

Vàng da

Bệnh vàng da, vàng mắt là do sự tích tụ bilirubin - chất thải màu vàng đỏ trong máu. Quá nhiều bilirubin trong máu có thể do viêm, thay đổi tế bào gan hoặc ống mật bị tắc.

Ở một lá gan khỏe mạnh, bilirubin được loại bỏ đầy đủ. Tuy nhiên, khi chức năng gan suy yếu không thể chuyển hóa và đào thải bilirubin sẽ dẫn đến nồng độ chất này trong máu tăng cao gây vàng da, vàng mắt.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Giảm cân có thể là do suy dinh dưỡng hoặc ăn ít. Ngoài ra, gan không hoạt động bình thường cũng có thể khiến người mắc bệnh gan giảm cân do chán ăn. Mặt khác, một số người mắc bệnh gan có thể tăng cân đột ngột do cơ thể giữ nước.

Chảy máu

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Cơ quan này tạo ra hầu hết sản phẩm đông máu của cơ thể. Nếu gan không hoạt động bình thường, máu sẽ không thể đông lại khi cần thiết. Điều này có thể gây chảy máu quá nhiều hoặc không rõ nguyên nhân.

Lòng bàn tay đỏ

Lòng bàn tay đỏ, hay còn gọi là ban đỏ lòng bàn tay, đây là tình trạng lòng bàn tay trở nên đỏ. Trong một số trường hợp, ngón tay cũng có thể bị đỏ. Đây là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, trong đó có suy gan.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác cảnh báo gan suy yếu gồm mắt và miệng khô, bụng sưng, hơi thở có mùi, máu trong chất nôn hoặc phân, mệt mỏi, ăn không ngon, cảm giác khó chịu dưới bên phải xương sườn…

Khi thường xuyên gặp phải bất kì dấu hiệu nào kể trên bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất (nếu cần).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách cải thiện chức năng và ngăn ngừa mắc các bệnh về gan.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm