Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, với vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe. Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận chất dinh dưỡng và hóa chất từ hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ như một "nhà máy lọc máu" chính trước khi thức ăn được chuyển hóa thành các dạng khác nhau trong cơ thể.
Các chức năng của gan: Chức năng chuyển hoá, chức năng chống độc, chức năng tiêu hoá, chức năng dự trữ, đồng thời gan có vai trò điều hoà miễn dịch, sản xuất các yếu tố đông máu và cầm máu. Do vậy, để duy trì sức khỏe, cần giữ cho gan luôn khỏe mạnh.
Các yếu tố khiến gan bị tổn thương là uống rượu, bia, hút thuốc lá. Bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan, vi khuẩn, ký sinh trùng. Độc tố ô nhiễm môi trường (thực phẩm, dung môi, hóa chất...). Mất cân bằng dinh dưỡng (quá dư hoặc quá suy kiệt năng lượng). Một số bệnh lý khiến cho gan dễ bị tổn thương như bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh… Các bệnh lý về gan thường diễn ra âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề, đe dọa tính mạng nếu phát hiện muộn.
Dưới đây là một số cách giúp cải thiện chức năng gan:
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Điều đầu tiên cần làm nếu bạn muốn cải thiện chức năng gan đó là thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn uống thích hợp. Nên để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn các thực phẩm phù hợp.
Thực phẩm tốt cho gan, giải độc gan
Trong số các thực phẩm tốt cho gan được nhiều nhà khoa học khuyến cáo nên dùng là các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh,... có tác dụng kích thích hoạt động của các enzym nhằm tăng cường chức năng giải độc gan, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo, hạn chế các nguy cơ gây ung thư.
Tương tự, các loại rau lá xanh như: Rau chân vịt (cải bó xôi), mồng tơi, rau ngót, rau lang, rau muống … cũng là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan, với hàm lượng cao chlorophyll có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm độc, loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.
Tỏi có chứa các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn rất tốt cho gan. Trong tỏi chứa một hợp chất gọi là allicin hỗ trợ giải độc gan và giúp gan loại bỏ một số chất phụ gia thực phẩm và hóa chất nguy hiểm. Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzym của gan, giúp cơ thể tăng cường thải độc tố. Ngoài allicin, tỏi cũng chứa hàm lượng cao selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan, phòng ngừa ung thư gan.
Ngoài ra các loại quả chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa như: Bưởi, cam, chanh giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan. Nước ép bưởi, cam tươi, nước chanh ấm sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzym giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác.
Thực phẩm thiếu lành mạnh, gây hại gan cần tránh
Thực phẩm thiếu lành mạnh bao gồm chất béo từ thịt động vật, bơ, sữa và dầu thực vật. Sản phẩm tinh bột, đường, rượu, và caffeine cũng sẽ làm suy yếu gan, chủ yếu là do suy tiêu hóa và xử lý quá mức đường/ tinh bột. Tránh thực phẩm biến đổi gene cũng là vô cùng quan trọng.
Đồ ăn nhanh cũng sẽ không tốt cho gan và có khả năng gây béo phì. Trong các loại đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và đường (hoặc chất tạo ngọt nhân tạo). Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
Các thực phẩm chiên rán, xào… ăn nhiều cũng sẽ gây hại về gan, nhất là chứng gan nhiễm mỡ: Khi cơ thể nạp vào thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ, nó sẽ làm tăng hàm lượng chất béo mà gan phải xử lý, từ đó có thể gây ra các vấn đề về gan, nhất là chứng gan nhiễm mỡ. Khả năng phân giải của gan đối với chất có nguồn gốc động vật kém hơn rất nhiều so với chất béo có nguồn gốc thực vật. Vậy nên, cần tránh ăn quá nhiều chất béo từ thực phẩm hàng ngày như thịt mỡ, các loại thực phẩm chiên rán, xào bằng dầu mỡ tái chế có nhiều trong thức ăn nhanh như bánh rán, mỳ tôm …
Hạn chế ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nên hạn chế các món ăn nhiều muối như dưa muối, thịt xông khói và xúc xích...
2. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc từ môi trường
Gan không chỉ phải xử lý các chất hoá học đi vào cơ thể thông qua đường miệng mà còn phải xử lý các chất hoá học đi vào cơ thể thông qua mũi và da. Một số sản phẩm làm sạch trong nhà hàng ngày có thể chứa các chất độc có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là nếu thường xuyên tiếp xúc.
Để dự phòng tình trạng tổn thương lâu dài đến gan, hãy lựa chọn các sản phẩm làm sạch nhà cửa hữu cơ và sử dụng các kỹ thuật khác nhau để làm sạch nhà. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học trong sân vườn và thận trọng tránh hít phải hơi của những chất hoá học này. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng các chất hoá học hãy đảm bảo nhà bạn được thông khí tốt hoặc hãy đeo khẩu trang
3. Thường xuyên luyện tập thể thao
Hoạt động thể thao không chỉ tốt cho cơ xương và hệ tim mạch mà còn tốt cho gan. Một nghiên cứu cho thấy, các bài tập luyện thể lực có thể giúp dự phòng tình trạng tích tụ mỡ trong gan. Tích tụ mỡ trong gan có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Không cần phải ép buộc bản thân tập môn thể thao mà mình không yêu thích, hãy lựa chọn có thể đi bộ, tham gia một lớp học yoga hoặc đạp xe.
4. Cần thư giãn, hạn chế căng thẳng
Stress, căng thẳng có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với lá gan. Vậy nên, để gan khỏe mạnh nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lên lịch biểu làm việc, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng.
Trên thực tế, nếu thường xuyên khó chịu, cau có, tức giận sẽ khôn tốt cho gan. Do đó, chúng ta nên luôn luôn nhìn vào mọi thứ ở góc nhìn tích cực, đừng quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, nếu quan tâm đến nó, rất dễ nổi nóng và tức giận. Cáu gắt hay bực bội là thái độ hoàn toàn không tốt cho cơ thể, không thể sử dụng sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình. Nếu bị căng thẳng hãy làm bất cứ việc gì có thể mang lại niềm vui như hít thở, xem chương trình giải trí, đi dạo, gặp bạn bè, chơi cùng con cháu…
Ngoài ra, hãy thường xuyên massage vùng lân cận của khu vực gan. Tuy việc làm này khá đơn giản, nhưng lâu dài có thể cải thiện chức năng gan rất tốt.
5. Hạn chế hoặc loại bỏ thói quen uống rượu, bia dễ tổn hại chức năng gan
Vì đây là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Tuy nhiên gan chỉ có khả năng xử lý một phần chất cồn nhất định, nếu uống quá nhiều rượu bia, gan sẽ trở nên quá tải do phải lọc thải nhiều hơn và bị nhiễm độc, suy yếu dần. Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.
6. Loại bỏ thói quen tự ý dùng thuốc
Tất cả các loại thuốc dùng, cho dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn, đều sẽ đi qua gan và được chuyển hoá tại gan. Đa số các loại thuốc sẽ an toàn với gan nếu uống đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, uống quá liều thuốc, uống liên tục, uống nhầm loại thuốc hoặc uống nhiều thuốc một lần có thể sẽ ảnh hưởng đến gan. Do vậy cần loại bỏ thói quen tự ý dùng thuốc chưa có chỉ định của các bác sĩ hoặc nhà chuyên môn. Kể cả thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc….không tự ý dùng, không dùng theo mách bảo. Cần khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời khi mắc các bệnh về gan.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 thực phẩm bổ gan, thanh lọc cơ thể.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.