Tập thể dục rèn cơ bắp tại nhà không nhất thiết phải dùng tới dụng cụ.
Huấn luyện viên Steph Claire Smith – nhà đồng sáng lập ứng dụng tập thể dục Keep It Cleaner giới thiệu bài tập đơn giản, không cần dụng cụ và có thể tập luyện ngay tại nhà.
Đặc biệt, những động tác được lựa chọn nhắm tới rèn luyện cơ bắp toàn thân, nhưng không gây nhiều áp lực lên khớp xương. Vì vậy, đây là bài tập phù hợp để cải thiện vóc dáng trong những ngày bận rộn, tất bật gần Tết Nguyên đán.
Hướng dẫn: Thực hiện mỗi động tác trong 45 giây, nghỉ 15 giây rồi chuyển sang động tác tiếp theo.
Thực hiện một lượt 10 động tác, sau đó lặp lại thêm 1 lần nữa là hoàn thành 20 phút luyện tập.
Động tác 1: Đứng kiễng chân (Calf Raise)
Đứng thẳng người, ưỡn ngực, hai chân rộng bằng vai.
Dồn trọng lượng cơ thể lên nửa mũi bàn chân, nâng gót lên cao hết sức có thể. Dàn lực đều lên các ngón chân.
Từ từ hạ gót chân xuống. Lặp lại liên tục trong 45 giây. Bạn có thể bám vào tường hoặc ghế để giữ thăng bằng tốt hơn.
Động tác 2: Squat
Đứng thẳng người, chân mở rộng hơn vai, mũi chân hướng ra ngoài. Mở ngực, giữ lưng thẳng và siết cơ bụng.
Đẩy mông về phía sau, hạ thấp người như thể ngồi xuống ghế. Đến khi đùi song song với mặt đất thì dừng lại. Sau đó, dồn lực vào gót chân và đứng thẳng về tư thế ban đầu.
Động tác 3: Squat theo nhịp
Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng người. Mở chân rộng, mũi chân hướng ra ngoài một góc 45 độ. Tương tự như động tác squat ở trên, bạn cần giữ thẳng lưng, mở ngực, siết chặt bụng.
Đẩy mông về phía sau, hạ thấp người đến khi đùi song song với mặt đất.
Từ vị trí này, thay vì đứng thẳng lên thì bạn hơi nâng người lên cao (không duỗi thẳng chân) rồi hạ người xuống ngay. Nhịp tại chỗ 45 giây.
Động tác 4: Bước khuỵu gối
Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng hông.
Giữ thân trên thẳng, bước chân phải về phía trước một bước, tiếp đất bằng mũi chân trước rồi mới hạ gót. Đồng thời, khuỵu gối đến khi đùi phải song song với mặt đất, đầu gối trái gần chạm mặt sàn.
Dồn lực vào gót chân phải rồi trở lại tư thế bắt đầu. Sau đó đổi sang chân trái, thực hiện luân phiên.
Động tác 5: Tư thế cây cầu
Nằm ngửa trên mặt sàn, co gối, đặt bàn chân tiếp xúc với mặt sàn và cách nhau rộng bằng hông. Gót chân đặt thẳng bên dưới đầu gối.
Siết cơ bụng, sau đó dồn lực vào gót chân và nâng hông lên cao, sao cho đùi và thân trên nằm trên một đường thẳng.
Giữ cơ thể ở vị trí này 1 giây, sau đó từ từ hạ hông xuống. Lặp lại động tác liên tục trong 45 giây.
Động tác 6: Gập bụng kiểu đạp xe
Nằm ngửa trên sàn, đặt hờ đầu ngón tay ở hai bên đầu, khuỷu tay hướng ra ngoài.
Nâng từng chân lên cao, thu đầu gối về phía ngực tới khi đầu gối vuông góc.
Duỗi thẳng chân phải và không để chân chạm đất. Đồng thời, nâng người lên cao, vặn mình để khuỷu tay phải chạm vào đầu gối trái.
Thu chân phải về vuông góc, đồng thời duỗi chân trái ra, vặn người để khuỷu tay trái chạm vào đầu gối phải.
Luân phiên đổi bên giống như bạn đang đạp xe tại chỗ.
Động tác 7: Plank
Bắt đầu bằng cách chống hai tay, hai chân trên thảm tập. Lòng bàn tay đặt thẳng dưới vai. Duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng đều trên tay và mũi chân.
Siết chặt cơ bụng và cơ mông, sao cho từ đầu tới gót chân bạn tạo thành một đường thẳng. Giữ tư thế plank trong 45 giây, hít thở đều.
Động tác 8: Plank vỗ vai
Bắt đầu với tư thế plank như động tác trên.
Siết chặt cơ bụng để giữ cơ thể thẳng, không võng hông xuống sàn. Nâng tay phải lên khỏi mặt đất và vỗ vào vai trái.
Sau đó hạ tay xuống, nâng tay trái lên vỗ vai phải. Thực hiện luân phiên động tác trong 45 giây.
Động tác 9: Lừa đá chân phải (donkey kick)
Bắt đầu với tư thế chống 2 tay và quỳ gối trên thảm. Tay đặt thẳng dưới vai và đầu gối thẳng với hông. Siết cơ bụng để ổn định cột sống, giữ lưng và đầu thẳng.
Giữ đầu gối phải tạo thành góc vuông, nâng chân phải lên cao về phía sau đến khi đùi song song với mặt sàn. Siết cơ mông khi bạn giơ chân lên cao.
Từ từ hạ đầu gối về chạm đất, sau đó tiếp tục lặp lại động tác trong 45 giây.
Động tác 10: Lừa đá chân trái
Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bài tập thể dục cho người bệnh tim mạch.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.