Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh mạn tính. Theo đó, người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư… cao hơn. Do tỷ lệ người bị thừa cân, béo phì trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng lên, các nhà khoa học cũng tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng tình trạng này có thể gây ra với cơ thể.
Yếu tố cân nặng còn đáng sợ hơn yếu tố di truyền
Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Cambridge (Anh) đã tiến hành nghiên cứu tác động của chỉ số BMI và yếu tố di truyền tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 445.765 người có độ tuổi trung bình là 57,2 (54% là nữ giới). Theo đó, những người tham gia nghiên cứu sẽ được lấy số đo chiều cao, cân nặng, đồng thời được thu thập mẫu gene để đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Những người tham gia nghiên cứu sẽ được đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường được chia theo 5 cấp độ (với cả yếu tố di truyền và yếu tố cân nặng). Sau khi theo dõi tới độ tuổi trung bình là 65,2 tuổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy có 31.298 người đã mắc đái tháo đường type 2.
Kết quả cho thấy, những người có chỉ số BMI cao nhất (trên 35) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 11 lần so với những người có chỉ số BMI thấp nhất (trung bình là 21,7), bất kể nguy cơ di truyền.
Thời gian bị thừa cân, béo phì không ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh
Các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng, thời gian trong tình trạng thừa cân, béo phì không tác động tới nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Theo đó, một khi đã vượt qua một ngưỡng BMI nhất định, nguy cơ mắc đái tháo đường sẽ tăng lên và duy trì ở mức nguy cơ cao đó, bất kể bạn có bị thừa cân, béo phì trong bao lâu.
Giảm cân có thể giúp bạn đẩy lùi rủi ro
Các nhà khoa học nhấn mạnh có thể “đảo ngược” nguy cơ mắc đái tháo đường bằng cách giảm cân trong giai đoạn đầu, trước khi các tổn thương xảy ra vĩnh viễn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh hơn gồm có chế độ ăn uống tốt cho việc giảm cân, ăn nhiều rau củ, trái cây tươi; Tập thể dục thường xuyên; Ngủ đủ giấc; Giảm căng thẳng… để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đái tháo đường type 1 và type 2 có gì khác nhau
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?
Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.