Tại sao phải phòng ngừa dị ứng?
Bệnh lý dị ứng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những nước phát triển. Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, 5%-8% dân số Mỹ bị hen suyễn, một dạng bệnh dị ứng khá phổ biến, gây nên khoảng 500.000 trường hợp cần phải nhập viện và làm tử vong khoảng 5.000 người hàng năm. Đối với trẻ em, có đến 40% trẻ ở Úc và New Zealand bị dị ứng tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống.
Mặc dù dị ứng là phản ứng “mạnh quá mức” của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một yếu tố nào đó (thường thì yếu tố này vô hại đối với số đông người khác) gọi là dị nguyên. Tuy nhiên, để xác định được đó là do thức ăn (trứng, sữa, hải sản, các loại đậu…) hoặc bụi nhà, gián, lông vật nuôi, hóa chất… không đơn giản, mất nhiều thời gian và việc điều trị cũng chỉ là tìm ra và loại bỏ yếu tố gây dị ứng.
Đó là cũng là lý do vì sao các nhà khoa học ngày càng chú trọng phòng ngừa dị ứng. Và muốn phòng ngừa cần phải phát hiện sớm và dinh dưỡng đúng cách.
Cách nhận biết sớm dị ứng
Bất cứ ai cũng có nguy cơ xuất hiện dị ứng. Tuy nhiên, sẽ có những người có xu hướng dễ bị dị ứng hơn những người khác.
Cụ thể, một nghiên cứu rất nổi tiếng tại Đức trên 2.252 trẻ sơ sinh có nguy cơ dị ứng cao, không có sữa mẹ, đã được phân ngẫu nhiên cho uống sữa giảm dị ứng hoặc sữa bò thông thường. Kết quả cho thấy những trẻ uống sữa
Gần đây, dựa trên những bằng chứng khoa học, các hiệp hội nhi khoa trên thế giới lần lượt đưa ra những khuyến cáo phòng ngừa dị ứng bằng dinh dưỡng cho trẻ . Các khuyến cáo có các điểm chung như sau:
Cho đến hiện nay, việc hỏi những người thân trong gia đình (cụ thể là cha, mẹ và anh chị em ruột) đã từng mắc các bệnh dị ứng được nêu ở trên hay chưa vẫn là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong việc xác định nguy cơ dị ứng. Nếu chỉ cần một trong những thành viên gia đình nêu trên đã từng mắc bệnh dị ứng thì người đó được xác định là có nguy cơ bị dị ứng cao.
Dinh dưỡng đúng cách
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc phòng ngừa dị ứng có thể thực hiện được và nên làm ngay từ lứa tuổi rất nhỏ. Do hơn 70% các hạch lympho đảm nhiệm chức năng miễn dịch - dị ứng nằm trong thành ruột, việc phòng ngừa dị ứng thông qua hệ tiêu hoá là một cách tiếp cận hợp lý.
Đã từ lâu, bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời đã được chứng minh có tác dụng phòng ngừa dị ứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ sẽ giảm nguy cơ bị chàm và dị ứng thức ăn sau này. Ở những trường hợp không có hoặc không đủ sữa mẹ, việc lựa chọn sữa công thức nào để phòng ngừa dị ứng cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy sữa thuỷ phân giảm dị ứng (thường được viết tắt là “HA” - hypoallergenic) đã chứng minh được là sự chọn lựa hợp lý trong những trường hợp muốn phòng ngừa dị ứng mà không có sữa mẹ.
Thuỷ phân giảm dị ứng ít bị chàm hơn trẻ uống sữa bò thông thường sau 6 năm theo dõi
1. Không có bằng chứng cho thấy việc ăn uống kiêng cữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú sẽ giúp phòng ngừa dị ứng cho bé.
2. Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục bú mẹ càng lâu càng tốt.
3. Đối với trẻ nguy cơ dị ứng cao và không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa thuỷ phân giảm dị ứng giúp giảm nguy cơ xuất hiện dị ứng. Riêng Hội Miễn dịch lâm sàng và Dị ứng của Úc (ASCIA) khuyên cụ thể nên dùng sữa thủy phân một phần do dễ uống và giá thành rẻ hơn.
4. Đối với trẻ nguy cơ dị ứng cao, nên cho ăn dặm trong khoảng 4-6 tháng tuổi.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.