Chuẩn bị gì cho trẻ suyễn du xuân?
Trẻ suyễn có thể bị những tác động bất lợi gì khi đi chơi xa?
Trẻ suyễn khi đi chơi xa sẽ dễ có nguy cơ lên cơn suyễn nếu chưa chuẩn bị đầy đủ do các nguyên nhân sau: tăng nguy cơ tiếp xúc với dị ứng nguyên, liên quan đến phương tiện di chuyển như nấm mốc từ đệm, thảm, hệ thống thông khí, khói thuốc lá, khói xe; bị stress do vận động nhiều, đi nhiều, ít thời gian nghỉ ngơi; thay đổi thời tiết, khí hậu; thuốc, phương tiện chăm sóc không đầy đủ và thường xuyên.
Cần chuẩn bị những gì cho trẻ bị suyễn khi đi chơi xa?
Phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ cho trẻ trước khi đi, trên đường đi và ở nơi đến, bao gồm:
Chuẩn bị trước khi đi:
Nên đưa bé đi khám bác sĩ để bảo đảm bệnh suyễn đang được kiểm soát, có toa thuốc phòng ngừa, cắt cơn, được hướng dẫn cách xử trí khi lên cơn, được hướng dẫn lại cách sử dụng dụng cụ hít, khí dung, được tư vấn về các tác động có thể có và cơ sở y tế nơi đến.
Cần chuẩn bị để mang theo những thứ sau: toa thuốc (2 bản), mang đủ thuốc phòng ngừa và cắt cơn cho cả chuyến đi, thuốc để cả trong hành lý xách tay và hành lý ký gởi, tốt nhất dùng dụng cụ hít định liều (MDI) và buồng đệm, máy phun khí dung (điện, pin) và lưu lượng đỉnh kế (nếu có). Nếu mang theo máy phun khí dung cần kiểm tra là máy còn hoạt động tốt và nhớ chuẩn bị cả ổ cắm lẫn phích đổi (nếu đi du lịch nước ngoài cần tham khảo trước loại ổ cắm điện phù hợp), cũng như pin đầy đủ (nếu máy dùng pin).
Trên đường đi
Cần mang theo bên mình: toa thuốc, thuốc (đặc biệt thuốc cắt cơn), buồng đệm, cho bé mặc quần áo thoải mái, đủ ấm
Đi bằng xe: mở máy điều hòa với cửa sổ mở trước ít nhất 10 phút. Nếu đường đi nhiều bụi bặm: đóng kín cửa sổ, mở máy điều hoà (chế độ một chiều), tránh người hút thuốc lá, uống đủ nước trên đường đi.
Ở nơi đến
Tiếp tục dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn, điều chỉnh theo giờ địa phương. Luôn luôn mang theo mình thuốc cắt cơn
Tránh dị ứng nguyên, yếu tố có thể làm khởi phát cơn (chỗ ở, môi trường, thức ăn, khói thuốc lá, loại hình hoạt động … ). Nếu cho trẻ ăn thức ăn “lạ”, không nên cho trẻ ăn nhiều món lạ hoặc số lượng nhiều cùng một lúc và phải lưu ý theo dõi những dấu hiệu bất thường nếu trẻ có tiền sử dị ứng thức ăn.
Nên biết địa chỉ, số điện thoại nơi cấp cứu gần nhất
Những điều quan trọng cần biết khi đưa trẻ đi chơi xa?
Quan trọng nhất là phụ huynh cần cho trẻ tránh các yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn suyễn. Cho trẻ ăn mặc đủ ấm. Tránh những nơi có nhiều chất có khả năng gây dị ứng như hoa, cỏ, bụi, lông thú…, tránh khói thuốc lá, thận trọng với thức ăn, thức uống dễ gây dị ứng. Rửa tay thường xuyên và chủng ngừa đầy đủ trước khi đi.
Đối với suyễn gắng sức, ngoài các biện pháp không dùng thuốc nêu trên, cần phòng ngừa bằng thuốc như hít Salbutamol (Ventolin) 10-20 phút trước khi gắng sức, uống Montelukast (Singulair) 3 giờ trước khi gắng sức.
Bên cạnh đó, người nhà cần biết 3 điều quan trọng để xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn: (1) biết các dấu hiệu trẻ đang lên cơn suyễn, (2) biết cách dùng thuốc cắt cơn ngay, (3) biết các dấu hiệu bệnh trở nặng cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay và nơi cần đến.
Trẻ sắp lên cơn suyễn sẽ có các dấu hiệu báo trước như ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, khi đó phải cho trẻ dùng thuốc cắt cơn ngay. KHÔNG NÊN dùng thuốc dãn phế quản dạng uống mà nên dùng thuốc dãn phế quản dạng hít (dụng cụ hít định liều, máy phun khí dung), vì có tác dụng nhanh trong vòng vài phút, mạnh và ít tác dụng phụ so với thuốc uống.
Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi dùng thuốc cắt cơn không hiệu quả hay chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, hoặc vẫn còn thở nhanh, khó thở, nói không nổi, cánh mũi phập phồng, co kéo hõm trên ức, thượng đòn, cơ ức đòn chũm, tím tái.
Sau cùng là người nhà cần tiếp tục dùng thuốc phòng ngừa cho trẻ nếu được bác sĩ chỉ định. Những trường hợp cần dùng thuốc phòng ngừa là: suyễn không kiểm soát hoặc kiểm soát một phần (mỗi tuần bị khò khè ít nhất 1 lần, thức giấc về đêm vì lên cơn suyễn trên 2 lần một tháng), phải dùng thuốc cắt cơn mỗi ngày, từng nhập viện vì cơn suyễn nặng, có 3 cơn suyễn trong vòng một năm qua.
Tùy trường hợp, thuốc phòng ngừa sẽ do bác sĩ chỉ định, tư vấn và hướng dẫn cách dùng sau khi thăm khám kỹ, có thể dùng thuốc uống như Montelukast mỗi tối, hoặc dùng corticoid hít.
Một số địa chỉ và số điện thoại cần biết
Như đã nói ở trên ngoài việc nhận biết các dấu hiệu bệnh trở nặng, gia đình cần phải biết đưa trẻ đến nơi nào gần nhất để cấp cứu khi đi du lịch xa.
Một số địa chỉ và điện thoại cần biết là:
Ở khu vực phía Bắc
BV Bạch Mai Hà Nội, 78 Giải Phóng, Hà Nội, ĐT: 04.38693731
BV Nhi Trung ương Hà Nội, 18/879 La Thành, Hà Nội, ĐT: 04.38343700
BV Nhi Hải Phòng, Trường Chinh Quán Trữ, Hải Phòng, ĐT: 031.678629
BV Đa khoa Quảng Ninh, Phường Bạch Đằng, Hạ Long, ĐT: 033.3825486
Ở khu vực miền Trung
BV Đa khoa Khánh Hòa, 19 Yersin,TP. Nha Trang, ĐT: 058.3822168
BV Đa khoa LâmĐồng, 4 Phạm Ngọc Thạch Đà Lạt, ĐT: 063.3821369
BV Đa khoa Đà Nẵng, 76 Hải Phòng, Q Hải Châu, ĐT: 0511.3821118
BV Đa khoa Trung ương Huế, 16 Lê Lợi,TP. Huế, ĐT: 054.3833998
BV Đa khoa Bình Thuận,Hải Thượng, thị xã Phan Thiết, ĐT: 062.3816881
Ở khu vực miền Nam
BV Nhi Đồng 1, 341 Sư Vạn Hạnh Q10, TPHCM, ĐT: (08) 39271119
Đường dây tư vấn sức khỏe trẻ em: 1900561237 (giờ hành chính).
BV Nhi Đồng 2, 14 Lý Tự Trọng Q1 TPHCM, ĐT: (08) 38295723 - 38251453
BV Lê Lợi Vũng Tàu, 22 Lê Lợi,TP. Vũng Tàu,ĐT: 064.3832667
BV Đa khoa Bà Rịa, Phường Phước Hưng, thị xã Bà Rịa,ĐT: 064.3825154
BV Đa khoa Kiên Giang,46 Lê Lợi, thị xã Rạch Giá,ĐT: 077.3863866
BV huyện Phú Quốc, Đường 30/4 Thị trấn Dương Đông, ĐT: 077.3846 074
BV Nhi Đồng Cần Thơ,345 Nguyễn Văn Cừ, P.An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. CầnThơ. ĐT: 071.731004
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng Salbutamol trong điều trị hen phế quản trẻ em
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.