Chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết với cây hoa hòe
Hoa hòe
Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Là loại cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt. Cây sống lâu, sau 3 - 4 năm mới thu hoạch được hoa. Mùa hoa từ tháng 7 - 9 âm lịch. Trong nhân dân thường dùng hoa hòe phơi hãm làm nước uống giải nhiệt.
Thông thường trong Đông y sử dụng nụ non (hoa chưa nở) mới có tác dụng làm thuốc. Lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất - trong hoa hòe có từ 6 - 30% rutin. Nếu hoa đã nở, hàm lượng rutin giảm rõ rệt nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Khi thu hái về phơi khô hoặc sấy lửa than vàng, có mùi thơm dễ chịu. Đôi khi người ta còn dùng cả quả cây hoa hòe gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn. Có công dụng thanh can đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, mộng tinh. Lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa đại tiện ra máu do nhiệt: Hoa hòe 10g phối hợp với trắc bá 10g hai vị sao cháy, kinh giới 10g. Cho 400ml nước sắc còn 100ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 - 5 ngày.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 4g. Cho 500ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Bài 3: Chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết: Hoa hòe sao thơm 10g, thảo quyết minh sao đen 20g, cúc hoa 5g hãm với nước sôi, thêm chút đường cho ngọt uống trong ngày thay nước trà hàng ngày.
Nụ hòe
Bài 4: Chữa rối loạn kinh nguyệt: Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9g. Dùng 3 - 5 ngày.
Bài 5: Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu chân răng: Nụ hòe 10g sao cháy, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng từ 5 - 7 ngày.
Lưu ý: Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Do vậy, muốn sử dụng có hiệu quả phải được các lương y có uy tín bắt mạch và bốc thuốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.