Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ xem ti vi, máy tính bao lâu mỗi ngày là phù hợp?

Hiện nay, hiếm có đứa trẻ nào không xem tivi, ipad, máy tính, điện thoại.... trước 2 tuổi.

Tại Mỹ, thống kê cho thấy đa số trẻ em bỏ khoảng 3 giờ ngồi trước màn hình tivi, và khi tổng hợp lại tất cả thời gian ngồi trước các loại màn hình (tivi, vi tính, ipad, smart phone...), có thể lên đến 5-7 giờ mỗi ngày! Có nghĩa là, hơn 1/4 thời gian trong ngày của trẻ được 'đầu tư' vào hoạt động 'ì' này!

Bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo, hiện đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 6 tác hại của việc trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình ti vi, máy tính:

1. Trẻ khó ngủ về đêm hơn

Vì trẻ có xu hướng xem ti vi ngay trước giờ đi ngủ, và vì vậy dễ dẫn đến tình trạng kích thích, khó tự dỗ ngủ hơn.

2. Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung

Đồng thời trẻ cũng có nguy cơ dễ bị các rối loạn tâm lý và trầm cảm về sau. Đây là một tác động mà người ta nghĩ rằng có thể do mối quan hệ bù trừ về thời gian và tương tác. Khi trẻ ngồi trước màn hình tivi, máy tính càng nhiều, thời gian tương tác trong đời thực của trẻ với những người quan trọng như ba mẹ, ông bà, bạn bè, càng ít đi. Thời gian chơi đùa, hoạt động thể lực cần thiết cho phát triển 'thật' của trẻ cũng vì vậy mà bị hạn chế.

Về lâu dài, trẻ và ba mẹ sẽ hình thành một mối quan hệ ít thiên về 'trao đổi yêu thương, và xây dựng chất keo gắn bó tình cảm' mà lại thiên về 'làm sao cho trẻ yên lặng, làm sao cho cả hai bên yên ổn và ít đụng chạm đến nhau hơn'. Mối quan hệ mật thiết bỗng trở thành lệch lạc khi hai bên trở thành 'gánh nặng' và 'phiền toái' của nhau, và vì vậy, dẫn đến lệch lạc trong xây dựng các mối quan hệ tin tưởng mà trẻ có thể dựa dẫm vào để phát triển tình cảm và sinh lý lâu dài!

Bố mẹ, ông bà nên kiểm soát thời gian xem tivi, máy tính, chơi điện thoại của trẻ (Ảnh: Bác sĩ Huyên Thảo và con gái)

3. Tăng nguy cơ thừa cân và béo phì

Xem ti vi, máy tính là một hoạt động hoàn toàn 'ì' và không yêu cầu vận động cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn vặt khi xem nhiều tivi, máy tính. Thống kê cũng cho thấy, trong một năm, trung bình mỗi trẻ sẽ xem khoảng 20.000 quảng cáo trên tivi, trong đó 2/3 các quảng cáo này là về các loại thức ăn, thức uống nhiều đường, các loại thức ăn nhanh, giàu năng lượng...

Các quảng cáo này dễ khuyến khích trẻ đòi ba mẹ mua, và khuyến khích trẻ tăng tiêu thụ các loại thức ăn không lành mạnh. Các nghiên cứu xác nhận rằng, việc cho trẻ xem ti vi từ quá sớm ảnh hưởng đến tăng chỉ số khối lượng cơ thể BMI, và tăng xu hướng thừa cân khi trẻ trưởng thành.

4. Thời gian ngồi trước màn hình 'đánh cắp' đi những hoạt động sáng tạo của trẻ

Đây là những hoạt động rất cần thiết cho tăng trưởng tích cực của trẻ về trí tuệ, thể chất và xã hội, đặc biệt ở những năm đầu đời. Trẻ xem ti vi nhiều thường chỉ biết 'bắt chước' những gì trẻ thấy trên màn hình, thay vì tự sáng tạo các tình huống bằng khả năng tưởng tượng của mình. Đồng thời, những trẻ này lại không thích thú vào những trò chơi đòi hỏi tự tưởng tượng và sáng tạo – vì trẻ đã quen nhồi nhét bị động rồi!

5. Xem ti vi, máy tính nhiều ảnh hưởng đến phát triển não bộ ở trẻ nhỏ

Và ảnh hưởng cả đến khả năng học hành ở trẻ lớn hơn. Mặc dù rất nhiều chương trình tivi, vi tính, được gắn mác 'giáo dục', nhưng chưa thấy có hiệu quả nào được minh chứng ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ xem ti vi quá nhiều từ quá nhỏ, ba mẹ trẻ thường ít đọc sách cho trẻ, trẻ cũng có xu hướng không thích đọc, và ít khi đọc sách hơn. Trẻ lớn hơn thì lại giảm thời gian tự đọc và tìm hiểu thông tin, không tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, và ít ngủ hơn trẻ xem ít tivi, vi tính. Một nghiên cứu cho thấy, xem ti vi nhiều ở thời niên thiếu có liên quan đến việc tăng nguy cơ nghỉ học sớm, và giảm cơ hội vào đại học ở trẻ.

Bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ nhỏ xem ti vi và sử dụng các thiết bị công nghệ (Ảnh minh họa: Internet)

6. Ngồi trước màn hình nhiều tăng hoạt động bạo lực ở trẻ nhỏ và trẻ trưởng thành

Thống kê cho thấy, khi một trẻ đến 18 tuổi, trẻ đã bị xem trung bình khoảng 20.000 hành động bạo lực, và 16.000 vụ giết người trên phim ảnh, tivi. Một điều đáng ngạc nhiên và đáng suy ngẫm là, những chương trình được thiết kế dành cho trẻ em lại thường có nhiều bạo lực hơn là những chương trình dành cho người lớn. Trong khi đó, trẻ dưới 8 tuổi thường không thể tách biệt giữa những gì không thực và 'thực tế', và vì vậy, trẻ dễ thực hành những hành động bạo lực mà trẻ thấy trên màn hình.

Việc xem bạo lực thường xuyên cũng làm cho trẻ 'lờn', giảm cảm giác ghê sợ đối với thương tích của đồng loại trong đời thật. Hai nghiên cứu được thực hiện trong vòng 15 năm cho thấy trẻ xem nhiều bạo lực lúc nhỏ có xu hướng thực hiện các hành động hung hăng, bạo lực nhiều hơn khi trẻ trở thành người lớn.

Thời gian tối đa cho trẻ xem ti vi, máy tính, điện thoại mỗi ngày

Bác sĩ Huyên Thảo cho biết khuyến cáo chung từ Hội đồng Nhi Khoa Hoa Kỳ về thời gian ngồi trước màn hình của trẻ là: 

-  Trẻ nhũ nhi (0-24 tháng tuổi): 0 giờ

- Trẻ chập chững đi (2 tuổi - 3 tuổi): tối đa 1 giờ mỗi ngày.

- Trẻ trên 3 tuổi: tối đa 2 giờ mỗi ngày.

Đây là khuyến cáo tương đối mà ba mẹ và ông bà trẻ nên nhận biết để có thể kiểm soát chặt chẽ thời gian ngồi trước màn hình của trẻ và bảo vệ bé tốt hơn, tùy theo từng hoàn cảnh gia đình.

Theo songkhoe
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm