Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn trắng
Cho đến thời điểm này, nguyên nhân gây bệnh vảy phấn trắng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và làm bệnh vẩy phấn trắng tiến triển nặng hơn, như:
– Yếu tố thời tiết: Bệnh vảy phấn trắng thường gặp trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, khô hanh. Việc thay đổi thời tiết đột ngột cũng ảnh hưởng đến căn bệnh này.
– Tiếp xúc hóa chất, như sử dụng xà bông tắm, dầu gội không phù hợp với làn da hoặc sử dụng chất tẩy có kiềm…ảnh hưởng không tốt tới da.
– Yếu tố cơ địa: Bệnh hay gặp ở trẻ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, da khô…
Ngoài ra, việc mặc quần áo quá dày, cứng, chật chội đã gây cọ xát khiến da bị trầy xước, tiếp xúc khói bụi, căng thẳng, stress…cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy phấn trắng.
Triệu chứng bệnh vảy phấn trắng
Bệnh vảy phấn trắng thường xuất hiện trên da với những đám hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt có vảy nhỏ dính, khó bong tróc, khởi phát là màu hồng sau đó nhạt dần, có thể gây ngứa tại vùng da bị bệnh.
Trẻ em mắc bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Cách phòng tránh bệnh vảy phấn trắng
Để phòng ngừa bẹnh vảy phấn trắng cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh.
– Cha mẹ nên bảo vệ trẻ khi thời tiết chuyển mùa, chú ý đeo khẩu trang và mặc ấm cho trẻ khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn, gió lùa gây bệnh.
– Hạn chế trẻ tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa. Lựa chọn loại xà bông tắm, dầu gội phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
– Khi trẻ có biểu hiện mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thì cần phải điều trị triệt để nhằm tránh yếu tố gây bệnh vảy phấn trắng.
Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh ngoài da trong đó có bệnh vảy phấn trắng.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.
Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.
Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.