Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa (1-1,4 thìa cà phê). Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa.

Lượng sữa nên cho trẻ ăn theo độ tuổi

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ.

Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu - Ảnh 2.

Nên cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh

Thời gian

Sữa

Mẹ

Khi sinh

Cơ thể mẹ sản sinh một lượng nhỏ sữa non (sữa đặc quánh, màu vàng). Sữa này giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật.

– Có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh.

 

– Đây là thời điểm tốt để mẹ cho con bú.

Mệt mỏi nhưng hào hứng.

12-24 giờ đầu

Bé nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa non trong mỗi cữ bú. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sữa non tiết ra nhưng lượng sữa này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.

– Sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy bé ngủ mê mệt. Bé vừa trải qua một hành trình vô cùng vất vả. Một số bé sẽ không đủ tỉnh táo để nắm bắt vú đúng cách.

 

– Các cữ bú có thể sẽ rất ngắn và chẳng theo giờ giấc. Khi bé tỉnh, hãy tận dụng bản năng bú rất mạnh của bé và cho bé bú mỗi 1-2 giờ.

 

-Nhiều bé thích bú hùng hục, nghỉ, rồi nhấm nháp, mơ màng, rồi lại bú.

Mẹ cũng mệt mỏi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi.

3-5 ngày tiếp theo

Sữa trắng sẽ về. Lúc đầu, sữa có thể có ánh vàng.

– Bé sẽ bú rất nhiều (điều này giúp vú mẹ sản sinh nhiều sữa), ít nhất 8-12 lần/24 giờ. Thời gian đầu, bé sẽ bú không có giờ giấc.

 

– Vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú mẹ sẽ bú thường xuyên hơn bé bú bình. Bé có thể đòi bú 2-3 giờ một lần rồi ngủ thiếp đi 3-4 tiếng.

 

– Cữ bú có thể kéo dài 15-20 phút mỗi bên. Nhịp mút của bé chậm và dài. Bạn có thể nghe tiếng bé nuốt.

Ngực bạn có thể căng và rỉ sữa.

4-6 tuần đầu

Sữa trắng tiếp tục tiết ra.

– Bé bú giỏi hơn và dạ dạy đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa.

 

– Các cữ bú sẽ ngắn hơn và cách xa nhau hơn.

Cơ thể mẹ đã quen với việc cho con bú, vì vậy ngực sẽ mềm hơn và ít bị rỉ sữa hơn.

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú: Ngọ nguậy đầu; Há miệng; Thè lưỡi; Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng; Chụm môi như đang bú; Rúc vào ti mẹ; Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).

Dấu hiệu bé đã bú đủ sữa mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất mỗi 2-3 giờ/ lần, hoặc 8-12 lần/ngày.

Bé bú sữa mẹ nhiều sẽ tè nhiều. Thông thường sau 5 ngày tuổi, ít nhất trẻ phải tè 6-8 lần/ngày. Nước tiểu của bé không có mùi và có màu nhạt. Nếu nước tiểu có màu sậm hoặc nặng mùi có nghĩa là bé cần bú thêm và bạn nên gặp bác sĩ.

Khi cho con bú, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé nút ti rất rõ ràng, đồng thời còn nhìn thấy sữa đang ngập trong miệng bé.

1-2 ngày đầu tiên, bé thường đi phân su (dày, dính và có màu đen hoặc xanh đậm). Sau đó, phân sẽ chuyển sang màu xanh lục hoặc vàng trước khi trở nên lỏng hơn.

Trong vài tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường đi tiêu 2 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Phân của bé thay đổi khi bé lớn dần, mỗi bé mỗi khác. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất dễ tiêu hóa, vì vậy đối với một số em bé, chuyện đi tiêu ít khoảng 1-2 lần/ngày là hoàn toàn bình thường.

Phần lớn bé bú no sẽ tự nhả bầu vú mẹ và ngủ đẫy giấc trong vòng 2-3 giờ đồng hồ.

Trong một cử bú, một số bé có thể tạm nghỉ ngơi giữa chừng, vì vậy bạn nên chờ đợi một thời gian ngắn để đánh giá xem con chỉ đang nghỉ ngơi giữa chừng để chuẩn bị bú tiếp hay thực sự con đã bú no đủ rồi.

Bé bú đủ thường vui vẻ sau mỗi lần được bú. Làn da bé chắc khỏe, căng lại khi bạn ấn nhẹ.

Ngoài ra, sau khi bé nhả vú, nếu bạn thấy bầu vú không còn cảm giác căng đau, thoải mái hơn cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã bú no.

Bé tăng cân và phát triển về chiều dài cũng như vòng đầu

Trong hai tháng đầu, bé có thể ăn sữa nhiều về đêm. Sau đó, cữ ăn thưa dần, bé ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, giờ giấc sinh hoạt cũng tùy vào từng bé.

Có bé 3 tháng tuổi đã ngủ một mạch từ sáng đến tối. Thông thường bé bú mẹ sẽ ngủ ngon hơn, ăn ít cữ hơn bé bú bình, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo tốt nhất cho bé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ tốt nhất cho trẻ nhỏ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm