Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai (phần 2)

Dưới đây là những vi chất dinh dưỡng mà các bà mẹ tương lai cần biết để đảm bảo rằng bạn đã bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai.

Muối

Bạn nên ăn thực phẩm mặn với lượng vừa phải.

Nước

Nước là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên tiêu thụ ít nhất  tám ly nước mỗi ngày, và nhiều hơn nữa càng tốt. Trong thời gian mang thai, bạn nên tránh đồ uống chứa caffeine, không tiêu thụ quá 200mg caffeine/ngày.

Nước cũng làm giảm nguy cơ táo bón và trĩ phát triển do tăng áp lực trong khi đi vệ sinh. Sự gia tăng dòng chảy của nước tiểu cũng làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể gây nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn.

Những loại khoáng chất trong khi mang thai

Nếu bạn chọn sử dụng thực phẩm bổ sung trong khi mang thai, hãy đảm bảo bạn đọc nhãn của mỗi loại. Điều quan trọng là bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm bổ sung theo đúng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Bạn cũng nên nhớ rằng, viên đa vitamin dành cho bà bầu đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bạn cần, do vậy, nếu bạn sử dụng thêm các sản phẩm khác ngoài viên đa vitamin dành cho bà bầu, bạn có thể sẽ bổ sung quá lượng khuyến nghị.

Canxi

Canxi rất quan trọng đối với xương và răng chắc khỏe, như hầu hết mọi người đều biết. Nhưng nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của tim và các cơ khác, cũng như cho hệ thống đông máu. Thai nhi đòi hỏi nguồn cung cấp canxi rất lớn trong quá trình phát triển. Khi sinh cơ thể trẻ sơ sinh  chứa tới 25g canxi, tất cả đều được nhận từ người mẹ.

Phụ nữ mang thai cần 1.000 mg canxi mỗi ngày. Sữa và các sản phẩm từ sữa, cũng như nước cam và bánh mỳ có bổ sung canxi là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Cá đóng hộp với xương, đậu hũ canxi, đậu nấu chín và rau lá xanh nấu chín cũng cung cấp canxi. Viên uống bổ sung  thường chỉ chứa 150 đến 200 mg canxi. Vì vậy, vitamin dành cho bà bầu không thể cung cấp đủ canxi cho một phụ nữ mang thai.

Crom

Crom rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Bạn nên bổ sung 50 microgram mỗi ngày. Thực phẩm có chứa một lượng đáng kể crom bao gồm:

  • bánh mì nguyên cám
  • bơ đậu phộng
  • măng tây
  • rau bina
  • mầm lúa mì
     

Đồng

Đồng kích thích sự tăng trưởng của các tế bào và các mô, sự phát triển của tóc, và sự trao đổi chất nói chung. Đó là một thành phần quan trọng của các hệ thống chính của bé: tim và hệ thống tuần hoàn, bộ xương và hệ thần kinh. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên bổ sung 2-3mcg đồng/ngày. Nếu bạn ăn uống lành mạnh và uống vitamin tổng hợp, bạn chắc chắn sẽ có đủ lượng đồng cần thiết

Axít folic

Axít folic là một loại vitamin quan trọng kích thích sự hình thành tế bào hồng cầu và tạo ra các tín hiệu hóa học quan trọng trong hệ thần kinh. Nó cũng quan trọng trong quá trình tạo DNA. Quan trọng hơn, axit folic đã được xác định là một vitamin quan trọng để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở em bé của bạn, chẳng hạn như chứng nứt đốt sống.

Bạn nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày trước khi bạn thụ thai và ít nhất 600 microgam mỗi ngày trong thai kỳ.

Các nguồn axit folic tốt bao gồm:

  • rau lá xanh nấu chín
  • mầm lúa mì
  • gan gà
  • đậu lăng và đậu tây
  • đu đủ
  • ngũ cốc dinh dưỡng
  • trái bơ
  • măng tây

Iốt

Iốt rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của tuyến giáp và điều hòa sự trao đổi chất. Khuyến nghị cho phụ nữ có thai là 200 microgam mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung iốt từ:

  • nước uống có fluoride
  • muối iốt
  • trứng
  • Sữa
  • men bia

Magiê

Magiê là một yếu tố quan trọng cho răng và xương, điều hòa lượng đường trong máu, và hoạt động đúng đắn của các protein cơ thể. Nó cũng quan trọng cho sự tăng trưởng và sửa chữa mô, và có thể đóng một vai trò trong việc giảm nguy cơ sinh non. Hàm lượng magiê khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là 300 mg/ngày. Một chế độ ăn uống tốt thường cung cấp đủ magiê, vì vậy magie không có mặt trong hầu hết các loại vitamin dành cho bà bầu. Các nguồn cung cấp magiê là:

  • hạt giống như hoa hướng dương và bí ngô
  • mầm lúa mì
  • đậu hũ
  • quả hạnh
  • sữa chua
  • axit pantothenic

Vitamin B5 có liên quan đến nhiều hoạt động điều tiết và trao đổi chất của cơ thể. Mức khuyến nghị hàng ngày dành cho người bình thường là từ 4 đến 7 miligam. Axit pantothenic có trong:

  • thịt, bao gồm thịt gà và thịt bò
  • khoai tây
  • ngũ cốc nguyên cám
  • bông cải xảnh
  • lòng đỏ trứng gà

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai đôi nên ăn uống như thế nào?

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm