Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất tạo nạc trong chăn nuoi heo là gì?

Trong thời gian gần đây, khi thông tin việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi heo phủ khắp các kênh truyền thông, nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này khiến hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do heo rớt giá, không tiêu thụ được.

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Họ β-agonist gồm 2 nhóm:

Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine….

Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine,Epinephrine (thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1 and β2),Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol,procaterol, ritodrine, epinephrine.

Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học.

Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi.

Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này, gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm do sự tích tụ trong gan, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương…Sở dĩ như vậy là do các hợp chất này được sử dụng như là một chất kích thích tăng trưởng, phân phối lại dưỡng chất trong vật nuôi một cách quá mức và bất hợp pháp.

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌ β – AGONIST

β-agonist làm gia tăng sự phát triển của mô cơ và hạn chế sự phát triển của các mô mỡ. β-agonist tác động gián tiếp làm thay đổi các quá trình trao đổi chất đặc trưng trong tế bào mô cơ và mô mỡ, tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự gia tăng hàm lượng mỡ. Quá trình cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp đến các mô quan trọng là một quá trình trao đổi chất bình thường.

Quá trình này diễn ra thường trực và được điều khiển bởi các nội bào. Ở các cá thể động vật đang phát triển, như lợn chẳng hạn, dưỡng chất được chuyển hóa thành nạc hơn là mỡ, tuy nhiên ở các cá thể trưởng thành, một tỉ lệ lớn dưỡng chất lại được chuyển hóa thành mỡ hơn. Ảnh hưởng của các hợp chất β-agonist đến quá trình phân phối dưỡng chất ở vật nuôi.

Khi các hợp chất β-agonist kết hợp với những thụ thể beta đặc trưng (β-adrenergic receptors) trên màng tế bào sẽ phát đi các tín hiệu sinh hóa bên trong tế bào kiềm hãm quá trình tổng hợp và thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, nghĩa là sự tích tụ mỡ sẽ diễn ra chậm hơn. Kết quả thu được là sự gia tăng thực sự tốc độ tổng hợp và tích tụ protein để tạo mô cơ.

Do đó quá trình tổng hợp mô cơ diễn ra nhanh hơn quá trình tổng hợp mô mỡ. Kết quả là vật nuôi tiêu thụ thức ăn hiệu quả hơn và cho hàm lượng nạc cao hơn.

TÍNH CHẤT CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL

Trong những chất kể trên, Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2002. Trong đó hai chất đầu gần như cả thế giới đều cấm, riêng với Ractopamine lại có đến 24 nước chấp nhận sử dụng (2002), trong đó có cả những nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc , Brazin, Mehico, Thái Lan…

Tuy nhiên cũng có rất nhiều nước cấm, đứng đầu là Liên hiệp châu Âu, Trung Quốc, Malayxia, vùng lãnh thổ Đài Loan. Do đó việc kiểm soát hàm lượng các chất thuộc nhóm β-agonist trong các chế phẩm dùng trong chăn nuôi trở thành một yêu cầu cấp thiết của xã hội. Sau đây chỉ xin lấy hai chất Clenbuterol và Salbutamol làm ví dụ:

Salbutamol: là một loại thuốc kích thích chọn lọc các thụ thể beta - 2 (ở cơ trơn phế quản...) Khi ăn thịt heo có salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Salbutamol còn trong thịt heo bao nhiêu là con người sử dụng bấy nhiêu.

Trong khi salbutamol chỉ dùng để cấp cứu bệnh nhân hen lên cơn co thắt phế quản không thở được. Nếu không cắt cơn hen bệnh nhân sẽ chết. Chỉ có giữa cái sống và cái chết mới phải sử dụng salbutamol vì đây là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Salbutamol là chất bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hoocmôn tăng trưởng. Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.

Clenbuterol: (Spiropent, Ventipulmin) là một amin giao cảm được sử dụng bởi người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản.

Những người có rối loạn hô hấp mãn tính như hen suyễn sử dụng như một thuốc giãn phế quản để làm cho việc thở dễ dàng hơn. Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới dạng hydrochloride hydrochloride các muối clenbuterol.

Ngoài ra Clenbuterol là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid. Những con lợn được trộn thức ăn có chứa Clenbuterol sẽ có tỷ lệ thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ.

SỬ DỤNG VÀ TÁC HẠI

Họ β- agonist là một trong những hợp chất dùng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo để kích thích heo tăng trưởng và cho thịt siêu nạc. Với thuốc salbutamol (dùng ở người), các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai.

Để heo nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn nuôi thường dùng các chất Clenbuterol và salbutamol. Hai chất này thuộc nhóm beta agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, và nếu không bán nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

Clenbuterol là chất độc chất giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn.

Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng…

Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Đối với gia súc như lợn, con vật khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa tháng là phải giết mổ.

Nếu lợn được kích nạc bằng Salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ. Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn.

Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.

Nếu người tiêu dùng ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

Ngoài ra chất Ethephon (thúc chín tố) để bảo quản thịt, các lái buôn đã sử dụng hóa chất này để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt. Trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật, chất này cũng bị cấm sử dụng.

Việc sử dụng hóa chất cho heo ăn rất đơn giản theo công thức truyền tai nhau bằng 3 cách: Nếu cho heo ăn bằng cách hòa loãng với cám ăn thẳng thì mỗi thùng loại 20 lít bỏ vào 1 thìa cà phê. Còn pha với thức ăn khô để cho heo ăn bằng máng tự động thì 1 kg pha với 1 tấn cám.

Riêng cách hòa với nước cho heo uống thì 1 thìa cà phê hóa chất pha với 15 lít nước, hoặc 1 kg thuốc pha với 2.000 lít nước. Tuy nhiên những người chăn nuôi này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng.

“Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết, nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…

Đặc điểm rõ nhất khi dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.

Đặc điểm thịt theo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục. Heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm (heo bình thường dày 1-1,5 cm).

Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt lợn ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

Theo thông tin từ các lái heo cho biết loại thuốc mà các cửa hàng bán lẻ cho người nuôi heo giá 500.000 đồng/kg không phải là thuốc nguyên chất, thuốc này các trang trại heo lớn đã pha trộn trước khi giao sỉ cho cửa hàng bán lẻ cho người chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng.

Theo A., thuốc nguyên chất có giá 10 triệu đồng/kg được nhập lậu từ Trung Quốc, khi về các trang trại lớn họ sẽ pha trộn theo tỷ lệ 1 kg thuốc nguyên chất với 50 kg bột thức ăn gia súc rồi giao sỉ đến các cửa hàng bán lẻ cho người nuôi heo. Cũng theo lời A., 1 kg thuốc nguyên chất sau khi pha trộn rồi mang bán lẻ với giá từ 400.000 đến 600.000 đồng/kg (trung bình 500.000 đồng) thì người bán kiếm lời đến 15 triệu đồng/kg.

Lái heo A. cũng khẳng định thuốc tạo nạc bắt đầu được không ít trang trại heo lớn sử dụng. Do công dụng vượt bậc của thuốc, heo lúc nào cũng bán được với giá cao nên các cửa hàng bán thuốc thú y tới mua lại của trang trại (hay công ty) về phổ biến để bán lẻ cho người dân nuôi heo.

Thậm chí, có lái heo còn giao thuốc tận nhà cho những hộ gia đình nuôi heo nhỏ lẻ. Các cửa hàng bán lẻ hóa chất dặn dò rất kỹ những người có nhu cầu mua hóa chất: “Lúc cho heo ăn hóa chất này, anh nên đeo bao tay kín để không ảnh hưởng đến da tay và cẩn thận khi mở lấy thuốc, hơi sẽ bay lên, nếu anh hít phải thì nguy hiểm lắm đấy”.

Dù biết rất rõ mức độ độc hại của loại hóa chất này nhưng lợi nhuận từ việc bán hóa chất quá cao khiến cho những người này không mấy quan tâm đến sự độc hại của thuốc.

CÁCH NHẬN BIẾT THỊT HEO CHỨA CHẤT CẤM

Chất cấm khi vào cơ thể vật nuôi khiến sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA (Deoxyribonucleic acid, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền) trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô và nghèo chất béo, mất đi sự mềm mại, mất vị béo của thịt. Các loại thực phẩm như giò, chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến thường bị cứng mà không cần đến đến hàn the.

PGS Liêm cũng khẳng định, hầu hết những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay là những hợp chất có nguồn gốc tổng hợp, nên đều có khả năng tồn dư trong thịt, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng… Trước tình trạng heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm này.

Tuy nhiên loại thực phẩm này được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt heo giống siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn để đảm bảo cho sức khỏe gia đình dựa vào những đặc điểm sau:

  • Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5 - 2cm.
  • Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất thuộc nhóm β- agonist thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng và có những quầng đỏ thâm dưới da.
  • Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra thì miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt heo này có độ đàn hồi kém.
  • Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc có sử dụng hóa chất.
  • Trong khi đó, thịt heo giống siêu nạc nuôi theo kỹ thuật thông thường sẽ có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước.
  • Những con heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu…
  • Có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da, hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.
Theo tinovn.com
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm