Một số độc tố trong thực phẩm thường gặp (tiếp)
Rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng
Theo Cục bảo vệ thực vật, trên 1.297 mẫu rau quả kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có 387 bị nhiễm dư lượng thuốc nhưng còn trong phạm vi cho phép, có 49 mẫu vượt quá mức cho phép. Cũng cần nên nhắc là năm 2005, châu Âu đã quyết định hạ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm xuống mức thống nhất rất thấp chỉ còn 10 microgram/kg.
Cần kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong các loại rau có thân xốp có khả năng hút kim loại nặng mạnh như rau muống, ngó sen, kèo nèo…
Khi mua rau, cần chú ý để cả màu sắc lẫn mùi vị của rau. Nên chọn loại rau có màu xanh tươi tự nhiên
(tránh quá xanh đậm, mỡ màng có thể tồn dư nhiều NO3) và không có mùi vị lạ. Ảnh: H.Hải
Hóa chất bảo quản trái cây: Cực độc
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật được xếp vào loại chất gây xáo trộn hệ thống nội tiết tố (endocrine disrupting chemicals) ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục, hay thai nhi… Đây là một vấn đề lớn mà Sở y tế cần phải quan tâm kiểm tra thường xuyên, kể cả rau được gọi là an toàn.
Hóa chất được sử dụng phun lên trái cây để bảo quản trái cây tươi lâu hầu hết đều nằm ngoài danh mục và với hàm lượng không thể kiểm soát được. Không chỉ làm giảm chất lượng của trái cây mà những chất này còn gây ra những bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Lâu nay, ai cũng biết các loại củ quả nhập ngoại bày bán cả tháng nhưng vẫn không hề hấn gì. Người ta chỉ biết người bán sử dụng một loại hóa chất bảo quản màu trắng nhưng không biết rõ là chất gì. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã phát hiện đây là loại hóa chất gốc clo cực độc.
Hóa chất gốc clo, thuốc diệt cỏ
Bom, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu.
Theo giới chuyên môn, các loại hóa chất này có tác dụng vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện.
Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết các chất trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.
Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.
Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ.
Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn... nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.
Muối diêm
Muối diêm là một trong 12 chất phụ gia nguy hiểm nhất, dùng để bảo quản, tạo màu và hương vị cho các sản phẩm từ thịt. Muối diêm thường được thêm vào thịt muối, jambon, cá xông khói, hotdog, thịt hộp để giữ hương vị và tạo màu đỏ. Chất này ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nó có liên quan đến nhiều loại ung thư. Dẫu chưa có kết luận chính xác về ảnh hưởng trên cơ thể người, nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên nên hạn chế muối diêm trong thực phẩm
BHA và BHT
BHA và BHT là những chất chống oxi hóa. Chúng giữ cho dầu mỡ không bị ôi (oxi hóa) nhưng chúng có thể gây ra ung thư. BHA và BHT được tìm thấy trong ngũ cốc, sing-gum, khoai tây chiên và dầu thực vật.
Cấu trúc của BHA và BHT sẽ thay đổi trong suốt quá trình bảo quản thức ăn. Chúng có thể tạo thành một hợp chất phản ứng lại với cơ thể và không được bài tiết ra bởi cơ thể. Hiển nhiên chúng không phải được thêm vào để làm con người bị ung thư, nhưng với một vài người, vào một thời điểm nhất định thì đó lại là một nguy cơ.
Propyl gallate
Propyl gallate là 1 chất bảo quản nữa cần phải hạn chế. Nó là một chất chống oxi hóa, được dùng để giữ cho dầu mỡ không bị hôi, thường dùng kết hợp với BHA và BHT. Chất này thỉnh thoảng thấy trong các sản phẩm từ thịt, súp gà và kẹo cao su. Propyl gallate chưa được chứng minh là gây ung thư cho người nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có liên quan đến ung thư.
Nên giảm bớt lượng muối ăn dự kiến thêm vào món ăn
Bột ngọt (MSG) là một loại axit amin làm tăng hương vị cho canh, rau trộn, khoai tây chiên, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm trong nhà hàng. Các quán ăn châu Á thường dùng chất này. Để tăng vị ngọn của món ăn, bạn có thể sử dụng một chút bột ngọt nhưng nên giảm bớt lượng muối ăn dự kiến chêm vào món ăn.
Chất béo thể đồng phân
Chất béo thể đồng phân (trans fats) cũng nằm trong 12 chất phụ gia nên hạn chế bởi vì ăn nó quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh tim. Trans fats đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư và là điều kiện lý tưởng để hình thành chứng đột quị, đau tim, bệnh mạch vành, suy thận. Nhà sản xuất đã phải điều chỉnh để giảm lượng trans fat trong thực phẩm và kê khai trên nhãn lượng trans fat. Nhưng thực phẩm trong nhà hàng, đặc biệt là những cửa hàng thức ăn nhanh vẫn chứa rất nhiều chất béo. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta không nên ăn quá 2g trans fat mỗi ngày. Lưu ý việc ăn thịt và uống sữa không liên quan nhiều đến trans fat.
BPA (Bisphenol A)
BPA là một loại hóc môn tổng hợp, được tìm thấy trong các sản phẩm như: hộp đựng thực phẩm, bình sữa trẻ em, các chai nhựa và các CD. Hiện nay, chất này đã bị cấm sử dụng trong các bình sữa trẻ em nhưng vẫn có thể tìm thấy trong một số loại đồ hộp. Tại Mỹ, người ta đã cảnh báo BPA có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức. Về lâu dài, nó có thể gây tổn thương não bộ, gây ra căn bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư. Trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với Bisphenol-A sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
BPA là một loại hóc môn tổng hợp, được tìm thấy trong các sản phẩm như: hộp đựng thực phẩm, bình sữa trẻ em, các chai nhựa và các CD
Aspartame
Aspartame, thường được biết đến với tên Nutrasweet và Equal, là một chất phụ gia được tìm thấy trong thực phẩm cho người ăn kiêng như món tráng miệng với hàm lượng calori thấp, có thể có trong gelatins, nước hoa quả và thức uống không cồn. Nó cũng được dùng để làm những gói đường hóa học.
Tính an toàn của aspartame là tâm điểm của hàng trăm cuộc nghiên cứu khoa học. Cơ quan quản lý thực, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (ADA) và Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng chất phụ gia này an toàn.
Ngược lại, Trung tâm khoa học vì lợi ích công cộng (the Center for Science in the Public Interest) cho nó số điểm thấp nhất trong bản báo cáo về phụ gia thực phẩm. Những cuộc nghiên cứu trên động vật cho rằng aspartame có liên quan đến ung thư.
Một phát ngôn viên của ADA - tổ chức ủng hộ tính an toàn của aspartame - nói rằng chất phụ gia này có thể ảnh hưởng sức khỏe một số người, đặc biệt đối với ai có bệnh PKU (phenylketonuria), là một loại bệnh rất hiếm, do sự lệch lạc của một gene khiến cơ thể không tạo ra được enzyme để khử bỏ chất phenalalanine.
Người mua có thể sử dụng cảm quan để đánh giá được các loại thực phẩm sử dụng (ảnh minh họa)
Làm thế nào loại bỏ độc tố trong thực phẩm?
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, máy khử độc thực phẩm Ozon chỉ có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, các hormone tăng trưởng, các chất bảo quản, các kim loại nặng thì không có tác dụng. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, các hormone tăng trưởng, các chất bảo quản, các kim loại nặng thì không có tác dụng. Chưa kể, nếu không khống chế được lượng Ozon, đặc biệt là khi nó tồn dư trong không khí thì rất độc hại đối với sức khỏe con người.
Về vấn đề nhận biết thế nào là rau sạch ở ngoài thị trường, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Quản lý ngộ độc, Cục ATVSTP cho biết, người tiêu dùng khó có thể nhận biết chính xác rau sạch đạt tiêu chuẩn ở ngoài thị trường. Vì để biết chính xác, rau cần phải được kiểm nghiệm các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp này thường chỉ sử dụng trong nghiên cứu, giám sát vì tốn kém về kinh phí và thời gian. Tuy nhiên, TS Lâm Quốc Hùng cũng lưu ý người mua có thể sử dụng cảm quan để đánh giá như: Rau không dập nát, màu sắc tự nhiên, không có sự đặc biệt trong quá trình phát triển của rau như rau quá mập hoặc quá non... không có mùi vị khác biệt và cơ sở bán rau được cơ quan chức năng xác nhận là bán rau sạch.Tương tự, khi lựa chọn thịt sạch (thịt động vật không nuôi bằng hoá chất tăng trọng clenbuteron), người tiêu dùng không nên chọn những miếng thịt có màu sắc đỏ hơn màu thịt bình thường. Thịt lợn nuôi bằng thức ăn có chứa hoá chất clenbuteron khi ấn vào sẽ có cảm giác chắc, căng, nạc nhiều hơn ở những vùng bắp, chân giò. Cũng theo TS Lâm Quốc Hùng, không chỉ lựa chọn thực phẩm an toàn mà công đoạn sơ chế cũng có vai trò rất quan trọng để loại bỏ những độc tố, mầm bệnh có trên thực phẩm. Vì vậy, đối với các loại rau, người tiêu dùng cần lưu ý rửa sạch dưới vòi nước và rửa nhiều lần, ngâm sau đó rửa lại trước khi nấu.
Riêng với rau ăn sống, việc rửa rau bằng nước sạch, ngâm rau trong nước muối nhạt chỉ là biện pháp loại bỏ bớt những nguy cơ gây bệnh chứ không thể loại bỏ được hết mầm bệnh. Vì rau sống là thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm các yếu tố gây bệnh như vi sinh vật và chất hóa học... Với các loại thịt, trước khi nấu cũng cần rửa sạch, rửa trong nước ấm. Rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch đối với các loại cá, hải sản...
Kết luận
Còn nhiều chất độc trong thực phẩm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đời sống ngày được nâng cao nên sự nhận thức về ăn uống cần có cơ sở khoa học để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra chỉ vì không hiểu biết. Như ta cũng biết, dinh dưỡng đầy đủ mới giúp hỗ trợ và tiêu trừ chất độc, giúp có một sức khỏe bền vững suốt đời. Vậy để ăn uống một cách hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.