Theo các chuyên gia y tế thuộc Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Hoa Kỳ (American Academy of Nutrition và Dietetics), bên cạnh chất béo bão hòa, đường và muối natri, bạn cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại sau đây:
Organophosphates
Organophosphate là một loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong ngành nông nghiệp, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics vào năm 2010 cho biết, chất chuyển hóa dialkyl phosphate và chất organophosphates có sự liên quan rất lớn đến chứng rối loạn tăng động (ADHD) ở trẻ em từ 8 - 15 tuổi. Do đó, khi tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian dài, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Để hạn chế tiếp xúc với chất organophosphates, tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ hữu cơ, và phải rửa thật sạch trước khi ăn.
Nitrates
Hóa chất này được sử dụng để giữ màu sắc và hương vị cho các món thịt cá ướp muối mặn như ba rọi xông khói, xúc xích, jambon...
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh có liên quan đến nitrates bằng cách chọn thức ăn chưa qua chế biến sẵn, thức ăn không quá mặn và nên dùng các loại thịt hữu cơ bất cứ khi nào có thể.
Thủy ngân
Theo các chuyên gia y tế Mỹ, thủy ngân cũng là một trong những hóa chất có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em.
Bisphenol A (BPA)
Hóa chất này thường được tìm thấy trong vỏ lon hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm. Khi sử dụng những vật đựng bằng nhựa có chứa BPA để làm nóng thức ăn, hóa chất này sẽ tiết ra nhiều hơn.
Chất BPA ít gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe nếu với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.
Để phòng ngừa các bệnh có liên quan đến chất BPA, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên hạn chế dùng thức ăn đóng hộp và hâm nóng lại thức ăn chứa trong hộp nhựa.
Arsenic
Chất arsenic (thạch tín) thường hiện diện nhiều trong mạch nước ngầm tự nhiên, từ đó xâm nhập vào nước uống và gây ô nhiễm đất trồng. Theo tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc lâu dài với chất arsenic có thể gây tổn thương da, thần kinh, bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư da.
Chất tạo màu
Một nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc trường đại học Southampton công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, chất tạo màu là một trong những yếu tố gây tăng động thái quá ở trẻ em khi các em sử dụng nhiều đồ ăn thức uống chứa chất tạo màu.
Các bậc phụ huynh nên bảo vệ sức khỏe của con em mình bằng cách hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, thức uống có chứa màu thực phẩm.
Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo trong thực phẩm như aspartame, sucralose, saccharin và acesulfame potassium có thể tạo ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn khi chúng ta sử dụng trong thời gian dài.
Butylated hydroxyanisole (BHA)
Đây là hóa chất được dùng để bảo quản và ổn định chất lượng của thực phẩm chế biến sẵn. Theo các chuyên gia thuộc Tổ chức bảo vệ Môi trường (EWG), butylated hydroxyanisole (BHA) được đánh giá là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết, tác động bất lợi đến cơ quan sinh sản, hệ miễn dịch và chức năng thần kinh.
Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy hại của chất BHA, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản như khoai tây chiên, xúc xích, ngũ cốc đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn...
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?