Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất chống ôxy hoá: Tự nhiên tốt hơn tổng hợp!

Thực phẩm chứa một tổ hợp các chất chống ôxy hóa và nhiều chất lành mạnh khác. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chế phẩm bổ sung thì không.

Những trận chiến vô hình vẫn diễn ra hàng ngày trong cơ thể chúng ta. Các tế bào liên tục tạo ra những phân tử “rác thải” độc hại được gọi là các gốc tự do, sinh ra khi tế bào tiếp xúc với ôxy.

Điều này xảy ra trong những quá trình bình thường của cơ thể, chẳng hạn như khi thực phẩm được biến đổi thành năng lượng. Các gốc tự do cũng được tạo ra khi bạn tập thể dục hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hoặc bia rượu.

Về lý thuyết, các gốc tự do có thể kích hoạt một phản ứng dây chuyền mà thiệt hại sẽ thuộc về tế bào và ADN. Điều này có thể góp phần vào quá trình lão hóa và một số bệnh, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đục thủy tinh thể và bệnh Alzheimer.

May mắn là bạn có thể chống lại các gốc tự do này. Chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có thể ngăn chặn những phân tử có hại và hạn chế thiệt hại cho các tế bào. Chất chống ôxy hóa trung hòa hóa các gốc tự do độc hại và bảo vệ mô khỏe mạnh.

Đi tìm chất chống oxy hóa trong thực phẩm

Nhiều loại thực phẩm có chứa một loạt các chất chống ôxy hóa. Dưới đây là một số chất chống ôxy hóa quan trọng và nơi tìm thấy chúng:

• Vitamin E: Các loại hạt có vỏ cứng, hạt, bơ đậu phộng, rau lá xanh, mầm lúa mì, và các loại dầu thực vật như đậu nành, hướng dương, dầu hạt cải.

• Vitamin C: Cải xoăn, súp lơ, cà chua, ớt chuông, súp lơ xanh, khoai tây, cam, dâu tây, quả kiwi và dưa lưới.

• Beta-caroten: Khoai lang, cà rốt, bí ngồi, mơ, dưa lưới, đu đủ, và cải xoăn, rau bina cùng các loại rau xanh khác

• Lutein: đu đủ, cam, và các loại rau lá xanh như rau bina và cải collard

• Polyphenols: trà xanh, nho, rượu vang, quả mọng, táo, và ngũ cốc nguyên hạt

• Isoflavones: Đậu nành và các sản phẩm đậu nành, bao gồm đậu hũ, sữa đậu nành, tempeh, và edamame

• Isothiocyanates: Súp lơ xanh, cải Bruxen, cải bắp, súp lơ, cải collard và cải xoăn

• Selen: Ngũ cốc, các loại hạt có vỏ cứng, đậu đỗ, thịt, cá, gia cầm, trứng, và pho mát

Cẩn thận với chế phẩm bổ sung

Hầu hết các nghiên cứu không chứng minh rằng uống chế phẩm bổ sung chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh. Thực phẩm chứa một tổ hợp các chất chống ôxy hóa và nhiều chất lành mạnh khác. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chế phẩm bổ sung thì không.

Ngoài ra, mặc dù chất chống ôxy hóa trong thực phẩm mang lại lợi ích sức khỏe nhưng chế phẩm bổ sung chất chống oxy hóa liều cao có thể nguy hiểm. Ví dụ, uống liều cao beta - carotene có liên quan với tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Bổ sung vitamin E liều cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và đột quỵ.

Tóm lại: cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là có một chế độ ăn uống cân đối với nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giàu chất chống ôxy hóa.

• Cố gắng ăn ít nhất 2 bát trái cây và 2,5 bát rau mỗi ngày.

• Hãy đảm bảo ít nhất một nửa khẩu phần ngũ cốc là ngũ cốc nguyên hạt.

Với những lựa chọn lành mạnh, bạn có thể cung cấp cho các tế bào sức mạnh để chống lại những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Cẩm Tú - Theo Dân Trí/Healthgrade
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm