Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc người mẹ trong thời kỳ có thai và nuôi con bú

Nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc của mỗi người mẹ, mỗi gia đình

Muốn con khỏe mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
Trước hết, để có một gia đình hạnh phúc, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Nuôi được một đứa con nên người rất công phu, tốn kém, cho nên phải tính toán, cân nhắc kỹ trước khi định có con. Không nên có con quá sớm, trước 22 tuổi, vì đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ, hoàn thiện. Không nên sinh quá muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu, các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30, khoảng cách mỗi lần sinh ít nhất là 3 năm.
Chăm sóc người mẹ
 Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nhằm đảm bảo thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai, người mẹ cần đến trạm y tế, nhà hộ sinh hoặc bệnh viện đăng ký để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà.
Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khỏe để thai phát triển bình thường.
 Nên thực hiện việc khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không; lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho ngýời mẹ kịp thời; lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược dự đoán trước cuộc đẻ và ngày sinh. Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần.
 Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, thiếu máu, phù nề và các bệnh tim, gan, thận... Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Ðể phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng. Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.
Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu, chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng thuốc kháng sinh có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do ðó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc.
 Chế độ lao ðộng, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của ngýời mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động quá sức. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi đẻ.
 
Chế độ ăn uống của người mẹ:
Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng.
 Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, ngýời mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.
 Người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn kiêng không hợp lý sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2500gram.
 
1. Nhu cầu dinh dưỡng
Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn mức bình thường vì chẳng những phải đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ,sự tăng về khối lượng của tử cung, vú lại còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.
 Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày là 350 Kcal. Ðể đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm. Bà mẹ nuôi con bú cần được cung cấp đủ năng lượng mới đủ sữa cho con bú: ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, năng lượng cần đạt 2750 Kcal/ngày, tức là tăng thêm mỗi ngày 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm).
Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ: Khi mang thai, người mẹ cần nhiều chất đạm hơn để giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú ý đến nguồn đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Những thức ăn này rẻ hơn thịt nhưng có lượng ðạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ãn và hấp thu tốt các vitamin A, D, E… Chất đạm động vật đáng chú ý là tôm, cua, cá, ốc... ngoài ra nên có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70g/ngày, đối với bà mẹ cho con bú là 83g/ngày.
Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, người mẹ nên ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều can xi, phốt pho (cá, cua, tôm, sữa... ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, đậu đỗ… để đề phòng thiếu máu. Khi cho con bú, đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều đạm và vitamin như trứng, sữa, cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài... Ngoài ra, trong vòng một tháng đầu sau khi sinh người mẹ nên uống một liều vitamin A 200. 000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu.
 
2. Chế độ ăn
Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Không nên ăn kiêng quá mức, nhưng cũng cần chú ý:
- Không dùng rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…
- Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường. Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, chủ yếu dựa vào gạo, ngô, mỳ... Các loại khoai củ cũng cung cấp năng lượng nhưng ít chất đạm, do đó chỉ nên ăn trộn, không ãn trừ bữa. Nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù. Bữa ăn có chất đạm sẽ giúp cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng sữa có nhiều chất đạm quí. Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu chất đạm, đó là các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt, vừng. Nên ăn thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc.
 
Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng. Ðậu tương, lạc, vừng và dầu mỡ còn cung cấp cho cơ thể chất béo, làm bữa ăn ngon miệng, chóng tăng cân và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Hằng ngày, bữa ăn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh là thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng. Các loại rau phổ biến ở nước ta như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách...  có nhiều vitamin. Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài,... cũng rất cần thiết cho bà mẹ, nên cố gắng ăn thêm hằng ngày. Các loại thức ãn nói trên phần lớn có thể dựa vào vườn rau, ao cá và chuồng chăn nuôi ở gia đình (VAC).
 
3. Phòng, chống thiếu máu dinh dưỡng khi có thai
Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những người đẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con.
Ðối với mẹ: thiếu máu làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường.
Ðối với con: Thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và trẻ chết yểu.
Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng, chống bệnh thiếu máu tốt nhất. Thức ăn có nhiều chất sắt bổ máu là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau khoai, rau bí... ), các loại phủ tạng như tim, gan, thận...
Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt, với loại viên có hàm lượng 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trước khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh. Ðể tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C có trong rau xanh và quả chín.
TS. Cao Thị Hậu - Theo Viện dinh dưỡng
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm