Toàn dân đang trong những tháng ngày quyết liệt phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, một số bệnh như ho gà, bạch hầu cũng là những bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp với mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền mà người dân cần lưu ý phòng ngừa.
Bệnh truyền nhiễm không chừa một ai
Ho gà, bạch hầu, uốn ván là ba căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gặp ở mọi độ tuổi với tỷ lệ biến chứng cao. Đặc biệt, người cao tuổi có các bệnh mạn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính tim mạch, đái tháo đường,... có nguy cơ mắc cao hơn và các biến chứng nặng nề hơn.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập và tiết ra các độc tố gây viêm đường hô hấp. Ho gà lây lan cao hơn cả cúm. Một bệnh người có thể lây cho 12-17 người. Khoảng 25% người lớn bị ho gà có các biến chứng như viêm phổi, tràn khí màng phổi, viêm tai giữa, tiểu tiện không kiểm soát, sụt cân, gãy xương sườn (do các cơn ho liên tục kéo dài).
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (vi khuẩn bạch hầu) gây ra, làm xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như ngạt thở, viêm cơ tim và viêm thần kinh, liệt.... Bệnh có tỷ lệ tử vong 5-10%.
Trong khi đó, uốn ván xảy ra khi vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân gia súc và gia cầm,... từ đó phát triển thành ổ nhiễm trùng. Dù không lây trực tiếp từ người sang người nhưng uốn ván lại có khả năng gây tử vong cao với tỷ lệ từ 10 - 90%, chủ yếu ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Ho gà, bạch hầu, uốn ván đều có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine
Điều may mắn là cả 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván đều có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Nhưng hiện nay, do chưa đủ quan tâm hoặc thiếu thông tin về vaccine phòng bệnh, tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm người trưởng thành còn rất thấp. "Sức còn khỏe nên không cần tiêm vaccine", hoặc "vaccine chỉ cần cho trẻ em" là suy nghĩ chủ quan của đa số người trưởng thành. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có hơn 1,5 triệu người trưởng thành tử vong vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine nói chung.
Do đó, việc tiêm các mũi ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván ở người trưởng thành và người có bệnh mạn tính cũng vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp bảo vệ bản thân khỏi các bệnh truyền nhiễm đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID đang tác động lớn đến người cao tuổi, chủng ngừa vaccine còn góp phần phòng bệnh cho các thành viên trong gia đình. Từ đó thiết lập nên hệ miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và giảm thiểu chi phí chăm sóc y tế khi mắc bệnh.
Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa ho gà, bạch hầu & uốn ván.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TPHCM.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những loại vaccine cho người lớn.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?