Bệnh bạch hầu có xu hướng “phục hưng” trở lại
Theo trang tin y học Mỹ Historyofvaccines (HOV), nếu dịch cúm Tây Ban Nha (Spanish Epidemic) xuất hiện vào giai đoạn 1650-1659 thì dịch The Plague Among Children (bệnh dịch hạch ở trẻ em) hay bệnh bạch hầu lại xuất hiện muộn hơn tới hơn 1 thế kỷ nữa 1725-1735. Mỹ ghi nhận 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu vào năm 1921, dẫn đến 15.520 trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong của bạch hầu dao động 20% đối với những người dưới 5 tuổi và trên 40 tuổi, 5-10% cho nhóm từ 40 tuổi trở lên. Tỷ lệ tử vong trước thế kỷ 20 cao hơn so với hiện nay. Tại Anh và xứ Wales, bạch hầu là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở trẻ em trong những năm 1930 ở thế kỷ trước.
Kể từ khi tiêm chủng hiệu quả, bắt đầu từ những năm 1920, tỷ lệ bệnh bạch hầu giảm đáng kể ở Mỹ và các quốc gia áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ năm 2004-2008, không có trường hợp mắc bệnh bạch hầu nào được ghi nhận tại Mỹ. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn tiếp tục tồn tại trên toàn cầu. Trong năm 2007, có 4.190 trường hợp mắc bệnh bạch hầu đã được báo cáo, nhưng con số thực còn lớn hơn nhiều.
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh bạch hầu hiện đã có mặt tại nhiều nước châu Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, Đông Âu, Haiti và CH Dominican. Kể từ năm 2016, bệnh bạch hầu đã xuất hiện tại Indonesia, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam, Venezuela, Haiti, Nam Phi và Yemen. Cũng theo CDC, căn bệnh có chiều hướng xuất hiện tại các vùng nhiệt đới. Bệnh cũng được báo cáo xuất hiện ở khách du lịch mặc dù hiếm và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Trong số ra trung tuần tháng 7/2020, tạp chí Marketwatch (MWC) của Mỹ đã công bố báo cáo tổng quan về thị trường vắc-xin bạch hầu năm 2020. Theo dự báo, bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, nó lây lan qua các giọt hô hấp và tiếp xúc gần gũi với cơ thể. Vắc-xin bạch hầu là một loại vắc-xin được sản xuất từ độc tố bạch hầu (một dạng độc tố không độc hại) chống lại Corynebacterium diphtheriae. Dự báo được dựa trên các thông tin liên quan đến các loại vắc-xin như DtaP, Tdap, Td và DT... của một số hãng bào chế vắc-xin hàng đầu thế giới như Sanofi Pasteur, GlaxoSmithKline, Bharat Biotech, Merck...
Liên quan đến bệnh bạch hầu, năm 1907, nhà sinh lý học người Đức Emil Adolf von Behring (1854-1917), người được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1901 đã có công khám phá ra kháng độc tố bệnh bạch hầu và những đóng góp của ông trong nghiên cứu về khả năng miễn dịch. Giải Nobel năm 1901 trao cho ông bởi ông đã triển khai liệu pháp huyết thanh (serotherapy) chống bệnh bạch hầu (làm chung với Emile Roux) và bệnh uốn ván. Theo HOV, năm 1907, Emil von Behring đã công bố một bài báo cho thấy một hỗn hợp độc tố bạch hầu và kháng độc tố tạo ra khả năng miễn dịch an toàn và lâu dài đối với bệnh bạch hầu ở người. Sự kết hợp giữa độc tố và kháng độc tố cần phải được cân bằng để cung cấp đủ độc tố nhằm khơi gợi khả năng miễn dịch hoạt động và lượng kháng độc tố thích hợp của cơ thể với mục đích ngăn chặn độc tố gây bệnh.
Để ngăn ngừa lây lan bệnh bạch hầu, CDC đưa ra khuyến cáo, tất cả khách du lịch nên được tiêm nhắc vắc-xin phòng bệnh bạch hầu trước khi khởi hành. Sau một loạt thuốc tiên phát và thuốc tăng cường thời thơ ấu và thanh thiếu niên, nên tiêm liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu trong khoảng thời gian 10 năm như Td (uốn ván - bạch hầu) hoặc Tdap (uốn ván - bạch hầu - ho gà) cho tất cả người lớn. Sự chủng ngừa tăng cường này đặc biệt quan trọng đối với những du khách sẽ đến sống hoặc làm việc với dân cư địa phương ở các quốc gia có bệnh bạch hầu đang bùng phát.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu của Bộ Y tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?