Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác... Bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu (Corynebact crium diphtheriac) gây nên, bệnh lây lan nhanh và rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng do nhiễm trùng mũi họng dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Bệnh bạch hầu lây theo đường hô hấp gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi... Ðặc điểm của bệnh nổi bật là có những màng giả xuất hiện ở chỗ bị nhiễm khuẩn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất là với những trẻ không được tiêm phòng bệnh bạch hầu. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh.
Biểu hiện của bệnh
Triệu chứng ban đầu của bệnh là viêm họng giống như viêm amidan, sốt nhẹ, đau đầu, ho và giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi. Sau khi có triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày ở trong họng, thanh quản có khi cả ở mũi xuất hiện màng giả màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc màng giả. Nếu có chảy máu, màng giả có thể màu xám hoặc đen.
Các thể bệnh
Bệnh bạch hầu có 4 thể lâm sàng: bạch hầu họng thể thông thường, bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản và bạch hầu mũi.
Bạch hầu thể họng thông thường: Thời kỳ ủ bệnh 2-5 ngày (không có triệu chứng lâm sàng). Sau đó là thời kỳ khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ 38-38,5oC, sổ mũi, niêm mạc họng đỏ. Xuất hiện những chấm trắng mờ và mỏng, hạch dưới hàm sưng to và đau. Thời kỳ toàn phát, cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng, đau cổ họng, người mệt mỏi xanh xao. Trong họng xuất hiện màng trắng ngà, dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới, khi bong tróc rất dễ chảy máu. Màng giả này lan rất nhanh ở 1 hoặc 2 bên amiđan.
Bạch hầu ác tính: Là thể bệnh trầm trọng nhất, người bệnh nhanh chóng bị nhiễm độc nặng với biểu hiện: sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, huyết áp tụt, người mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan qua vòm hầu lên vùng sau mũi, đến tận hai lỗ mũi. Hơi thở hôi, hạch cổ sưng to, phù nề, cổ bạnh ra. Bệnh nhân bị chảy máu miệng, mũi, da. Bệnh nhân rất dễ bị tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Bạch hầu thanh quản: Phần lớn do bạch hầu họng thể thông thường không được điều trị kịp thời gây ra. Bệnh nhân sốt nhẹ, khản tiếng, ho khan. Khó thở tăng dần, thở rít, lõm ngực. Ở thể này, màng giả lan xuống khí quản gây phù nề dễ gây tắc nghẽn đường thở, trẻ vật vã, đổ mồ hôi, tím tái. Nếu không mở khí quản kịp thời, trẻ sẽ tử vong vì ngạt thở.
Bạch hầu mũi: Thường bắt đầu bằng chảy nước mũi nhẹ một hoặc hai bên, kéo dài mấy ngày liền, có khi nước mũi lẫn máu có mùi hôi. Ngoài ra, bệnh nhân còn sốt nhẹ, da xanh, ăn hay bị nôn.
Những biến chứng của bệnh
Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và biến chứng thần kinh, ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...
Biến chứng viêm cơ tim: Đây là biến chứng thường gặp nhất, do ngoại độc tố bạch hầu gây ra. Biểu hiện: nhịp tim nhanh, tim có tiếng thổi, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền dẫn tới ngừng tim và tử vong.
Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh số 4, số 10, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt, nói giọng như ngạt mũi... Có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.
Điều trị và phòng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để mở khí quản.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng hiệu quả bởi văccin “5 trong 1”. Hiện nay, văccin “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm màng não mủ (Hib) sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch: trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1, 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh bạch hầu: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?