Chất lượng không khí trong nhà rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta.
Đối tượng nhạy cảm như người mắc bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe do chất lượng không khí kém. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), chất lượng không khí trong nhà có thể ô nhiễm gấp 100 lần không khí ngoài trời.
Để bảo vệ môi trường sống, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách sau:
Cắt giảm các tác nhân gây ô nhiễm
Ô nhiễm không khí trong nhà không chỉ do bụi mà còn đến từ vật liệu xây dựng và đồ nội thất, sản phẩm làm sạch và hệ thống điều hòa thông gió. Một số yếu tố gây ô nhiễm phổ biến gồm:
Khói thuốc lá
Khói thuốc góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Bất cứ ai tiếp xúc với khói thuốc lá, dù là thụ động cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, các hóa chất có trong khói thuốc có thể bám vào vải và nội thất trong nhà, làm tăng nguy cơ sức khỏe. Bạn có thể yêu cầu các thành viên cắt giảm thói quen hút thuốc và không hút thuốc trong nhà.
Folmaldehyde
Folmaldehyde là hóa chất dễ bay hơi, có mùi hăng mạnh, được sử dụng trong gỗ công nghiệp, một số đồ dùng trong nhà. Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Để giảm thiểu formaldehyde, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde trong nhà, nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm làm sạch nhà cửa
Dù mang công dụng vệ sinh và làm sạch, một số sản phẩm sau thường chứa các hóa chất độc hại, có thể tồn lưu trong không khí: Nước lau kính, xịt thơm phòng, thuốc tẩy, các sản phẩm tẩy rửa dạng xịt… Bạn nên ưu tiên dùng sản phẩm vệ sinh không chứa hóa chất mạnh, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý thông gió cho phòng ở, khu vực được vệ sinh trong và sau khi sử dụng.
Giảm các tác nhân gây dị ứng trong nhà
Hút bụi đều đặn để giảm bụi mịn, nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng khác.
Chất gây dị ứng có thể ảnh hưởng tới cơ thể qua đường hô hấp, phổ biến gồm: Bụi, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà, mạt bụi (côn trùng nhỏ tồn tại trong nhà). Một số người còn nhạy cảm với các chất dị ứng tiếp xúc ngoài da, gây ra hàng loạt triệu chứng: Ngứa, mề đay, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
Để kiểm soát các yếu tố gây dị ứng, bạn nên chải lông và tắm rửa cho thú cưng thường xuyên, giặt ga trải giường 2 lần/tháng, vệ sinh gối và đệm thường xuyên. Ngoài ra, hãy hút bụi thường xuyên và làm sạch nấm mốc tại những vị trí ẩm thấp trong nhà.
Dùng máy lọc không khí
Máy lọc không khí được nhiều gia đình lựa chọn để giảm thiểu bụi bẩn, cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Bạn nên chọn thiết bị có màng lọc HEPA (bộ lọc không khí hiệu xuất cao). Với khả năng lọc được bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa… có đường kính rất nhỏ, màng lọc HEPA có thể loại bỏ 99% các tác nhân gây hại trong không khí.
Sử dụng cây cảnh giúp thanh lọc không khí
Cây lan ý vừa có thể làm cảnh, vừa giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Một số nghiên cứu cho thấy, trồng cây cảnh trong nhà giúp giảm một số tác nhân gây ô nhiễm như các chất hữu cơ dễ bay hơi, bụi mịn. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và chăm sóc không đúng loài cây, bạn lại có thể làm tăng nấm mốc hoặc phấn hoa trong nhà.
Một số cây cảnh phù hợp không gian trong nhà gồm: Thiết mộc lan (còn gọi là cây phất dụ, phát tài), cây lan ý (còn gọi là bạch môn), thường xuân.
Cải thiện thông khí trong nhà
Cải thiện lưu thông không khí trong phòng là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng không khí. Bạn có thể cải thiện thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào trong ngày không khí trong lành. Trong không gian kín, hãy lắp đặt quạt thông gió hoặc hệ thống điều hòa không khí, đồng thời kiểm tra và vệ sinh chúng thường xuyên.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.