Những cuộc thảo luận về tự tử nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy thoải mái khi nói về vấn đề sức khỏe tâm thần của mình và việc yêu cầu giúp đỡ là điều bình thường.
Đây là một điều quan trọng cần được thảo luận, mặc dù đây có thể là một chủ đề khó đề cập tới nhưng điều quan trọng mà các bậc phụ huynh (và cả những người lớn khi làm việc cùng hoặc thực hiện công việc chăm sóc trẻ) cần được biết đó là việc nhắc đến hoặc nói về vấn đề tự tử không làm tăng nguy cơ trẻ nghĩ về việc đó hoặc tự làm tổn thương bản thân. Nếu trẻ đang nghĩ hoặc cân nhắc về vấn đề này thì việc đặt tên cho nó có thể giúp vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách cha mẹ hãy nói to hoặc bàn luận về chúng. Và cách này có thể giúp trẻ chủ động hỏi hoặc nói về vấn đề đó.
Theo một báo cáo tháng 5 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những ca tử vong do tự tử rất hiếm ở giới trẻ nhưng vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết ở trẻ em, thanh thiếu nên và thanh niên. Một nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận sự gia tăng ý nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2023 trên JAMA đã ghi nhận số lượt đến thăm khám liên quan đến tự tử ở thanh thiếu niên tăng gấp 5 lần từ năm 2011 - năm 2020, ngay khi tổng số ca cấp cứu liên quan đến tự tử vẫn không thay đổi nhiều. Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 7 năm 2023 cũng cho thấy sự gia tăng của số ca nhập viện và cấp cứu liên quan đến tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên từ năm 2016 - năm 2021.
Các báo cáo gần đây đã cho thấy tình trạng trẻ em và thanh thiếu niên đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần tăng hơn so với trước đây (theo báo cáo của CDC năm 2022 và 2023). Việc thảo luận về vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần giúp tạo ra cơ hội cho trẻ yêu cầu giúp đỡ nếu chúng cần. Dưới đây là 7 lời khuyên về cách tiến hành cuộc trò chuyện với trẻ.
Đọc thêm thông tin tại: Những câu hỏi thường gặp về thuốc chống trầm cảm
1. Không đợi cho đến khi trẻ học Trung học phổ thông bắt đầu nói về vấn đề tự tử
Thực tế là hầu hết trẻ em đều biết hoặc nghe nói về ai đó đã từng có ý nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân trong khi trẻ còn là học sinh cấp hai. Đây thực sự là những khái niệm khó hiểu và khó xử lý ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở độ tuổi của trẻ. Vì vậy, việc giúp trẻ nhận thức được rằng bạn biết điều này có thể xảy ra và có thể giúp chúng hiểu và đối phó sẽ thực sự có ý nghĩa.
Đây là bước đầu tiên để bắt đầu giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân. Không có nghiên cứu nào đề cập đến độ tuổi chính xác mà cha mẹ có thể đề cập đến vấn đề tự tử. Trẻ có thể đặt câu hỏi về vấn đề này từ rất sớm hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, thường thì vào thời điểm đó, người lớn đã nói rõ rằng đây là điều mà một đứa trẻ không nên nghĩ hay nhắc đến. Thông điệp này có thể gây nguy hiểm. Bởi mặc dù rất ít trẻ tự tử trước tuổi vị thành niên nhưng các yếu tố nguy cơ như trầm cảm, lo âu có thể bắt đầu sớm hơn nhiều và cha mẹ nên tránh việc ngăn cấm trẻ thể hiện những cảm xúc này.
2. Bình thường hóa các cuộc trò chuyện về những vấn đề sức khỏe tâm thần khác
Việc bình thường hóa các cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần nói chung trong cuộc sống hàng ngày của trẻ là một khởi đầu tốt. Cha mẹ và người chăm sóc chính thường xuyên hỏi trẻ cảm thấy thế nào để việc nói về sức khỏe tâm thần trở nên bình thường như khi chúng chia sẻ về những chấn thương thể chất hoặc căn bệnh cảm lạnh. Bằng cách này, trẻ sẽ quen với việc nói về tâm trạng của mình và nhận được thông điệp rằng chúng có thể chia sẻ khi gặp khó khăn với cảm xúc của chính mình.
3. Tạo không gian an toàn cho những cuộc trò chuyện
Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn để chia sẻ khi cha mẹ và những người lớn khác cố tình tạo ra một không gian an toàn để nói chuyện. Đây cần phải là một không gian mà ở đó trẻ không cảm thấy bị phán xét, có thể tự do chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Có thể là sau bữa tối hoặc vào khoảng thời gian gia đình thư giãn. Và nếu người lớn lo lắng rằng trẻ có thể quá nhạy cảm để tham gia vào cuộc trò chuyện thì sẽ rất hữu ích nếu bắt đầu bằng một câu hỏi dẫn dắt. Hãy bắt đầu bằng những gì trẻ đã biết và tin tưởng.
Đọc thêm bài viết: Bị trầm cảm nên ăn gì và tránh gì?
4. Hãy để trẻ biết rằng luôn có sự trợ giúp
Các bác sỹ và nhà nghiên cứu cho biết, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo rằng trẻ tiếp thu được một số thông điệp quan trọng về vấn đề tự tử. 3 điều quan trọng sau đây cần được truyền đạt với trẻ:
5. Tránh sử dụng cách nói gắt gỏng gây ra áp lực cho trẻ
Cha mẹ và người lớn chăm sóc trẻ nên tránh gắt gỏng và gây ra áp lực không cần thiết đối với các vấn đề tâm lý hoặc các liệu pháp có thể giúp ích. Điều này có nghĩa là bạn cần luôn luôn cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ, không chỉ khi bạn đang cố gắng nói chuyện với trẻ về vấn đề tự tử. Việc nói gắt gỏng có thể làm tăng thêm sự kì thị, không tin tưởng vào sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Nói với một cậu bé phải là một người đàn ông thật sự hoặc nói với một cô gái rằng phải biết giữ bí mật trong gia đình có thể ngăn cản những cuộc trò chuyện quan trọng trước khi nó bắt đầu.
6. Nhận biết bạn có phải là người thích hợp nhất để thảo luận về vấn đề này với con hay không
Phụ huynh và người lớn khác nên thảo luận về nguy cơ tự tử với trẻ chỉ khi có thể duy trì sự bình tĩnh và quan điểm trung lập, không phản ánh bất kỳ điều gì khi trẻ nói. Nếu một phụ huynh không cảm thấy sẵn sàng hoặc tinh thần không đủ ổn định để thảo luận với con cái về việc tự tử thì họ nên tìm sự giúp đỡ từ bác sỹ nhi khoa. Sự phản ứng mạnh mẽ của cha mẹ đối với những gì trẻ nói về tự tử có thể vô tình khiến cho trẻ cảm thấy nên giữ lại bất kì suy nghĩ nào về tự tử cho riêng trẻ. Và điều này có thể gây hại rất lớn cho tâm lý của trẻ.
7. Hãy để bác sỹ nhi khoa giúp đỡ
Các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc chính khi cảm thấy tinh thần chưa sẵn sàng để thảo luận về tự tử với con cái hoặc không chắc chắn việc có thể xử lý cuộc trò chuyện thì nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ nhi khoa. Các bác sỹ nhi khoa được đào tạo để làm điều này và họ sẽ có khả năng theo dõi xem câu trả lời của con có thay đổi theo thời gian không và từ đó có những cách giải quyết đúng đắn. Phụ huynh cũng có thể tìm đến các nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý của trường học. Các bác sỹ cũng có thể giới thiệu một chuyên gia tâm lý nếu trẻ cần.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?